Theo pháp luật hiện hành thì việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoàn toàn được thực hiện nhưng cũng phải được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận bằng văn bản sau khi xem xét các nội dung trong bộ hồ sơ mà tổ chức, cá nhân yêu cầu. Vậy mẫu đề nghị chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay có nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đề nghị chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay:
PHỤ LỤC I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 81/2014/TT-BGTVT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
……., ngày …. tháng …..năm …….
ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN VIỆC THUÊ, CHO THUÊ TÀU BAY
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam
Tên công ty/hãng hàng không (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh): ……
Điện thoại: ……Fax: ……., Email: …… Website (nếu có) ……
Đề nghị chấp thuận việc thuê/cho thuê tàu bay
Giữa
Tên công ty/hãng hàng không ………
Và
Tên công ty/hãng hàng không (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh): ……
Điện thoại: …… Fax: ……, Email: …….. Website (nếu có) ……
Chúng tôi cam kết:
– Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của hồ sơ kèm theo.
– Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động thuê, cho thuê tàu bay.
Tài liệu gửi kèm bao gồm: – …….; – …….; – ……. | Đại diện có thẩm quyền của công ty |
2. Việc thuê, cho thuê tàu bay phải đáp ứng yêu cầu nào?
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam có ghi nhận tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm: máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác. Cá nhân, tổ chức có nhu cầu được thuê tàu bay để thực hiện các hoạt động hỗ trợ kinh doanh hoặc di chuyển thì hoàn toàn được pháp luật cho phép . Tuy nhiên việc thuê, cho thuê tàu bày không phải trường hợp nào cũng được áp dụng mà cần có những điều kiện cơ bản. Theo quy định tại Điều 5 Thông tư
- Khi tiến hành thuê tàu bay thì cá nhân, tổ chức cần nghiêm túc thực hiện các hoạt động về khai thác, kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với các quyền vận chuyển hàng không được cấp;
- Việc thảo thuận thuê, cho thuê tàu bay thì ràng buộc quyền nghĩa vụ của các bên với nhau nên cũng nghiêm cấm việc tổ chức, cá nhân thuê tàu bay cho bất kỳ người nào khác trực tiếp hoặc gián tiếp hưởng lợi từ việc sử dụng quyền vận chuyển hàng không ngoài giá thuê thỏa thuận. Hoặc có hành vi vi phạm theo thời gian khai thác hoặc thuê bao cùng với các chi phí liên quan trực tiếp khác;
- Để có thể quản lý được quá trình thuê, cho thuê tàu bay thì cá nhân, tổ chức có thẩm quyền hoàn toàn được yêu cầu tổ chức, cá nhân thuê, cho thuê tàu bay có tham gia và giải trình việc thuê, cho thuê tàu bay trong quá trình thỏa thuận này còn hiệu lực;
- Tuân thủ quy định về việc thông báo và cung cấp đến cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là thực hiện việc thông báo đến Cục Hàng không Việt Nam giấy tờ liên quan đến việc tạm nhập tái xuất tàu bay (đối với việc thuê tàu bay) và tạm xuất tái nhập tàu bay (đối với việc cho thuê tàu bay) của cơ quan Hải quan. Thời điểm để thực hiện trách nhiệm này đó là trước khi đưa tàu bay vào khai thác;
- Riêng đối với trường hợp mà tổ chức, cá nhân thuê tàu bay có thời hạn không quá 07 ngày liên tục quy định tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản, gửi đến Cục Hàng không Việt Nam về việc bên cho thuê có Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay phù hợp.
- Trách nhiệm thông báo cho Cục Hàng không Việt Nam cũng phải được tổ chức, cá nhân thuê, cho thuê tàu bay tuân thủ khi có vi phạm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay; ngoài ra, thỏa thuận thuê, cho thuê tàu bay nếu chấm dứt trước thời hạn hoặc gia hạn hiệu lực của việc thuê, cho thuê tàu bay, thời gian thực tế đưa tàu bay ra khỏi Việt Nam (đối với việc thuê tàu bay), đưa tàu bay về Việt Nam (đối với việc cho thuê tàu bay) để thực hiện kiểm tra, giám sát cũng phải nghiêm túc được thực hiện.
3. Khi thực hiện viêc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài thì cần thực hiện theo thủ tục nào?
Như đã biết, việc cá nhân tổ chức thuê, cho thuê tàu bay là hoạt động có điều kiện nên thủ tục để được thực hiện vấn đề này cũng tuân thủ những trình tự nhất định. Những nội dung thể hiện thủ tục đầy đủ nhất được quy định tại Điều 4 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay chuẩn bị và 01 bộ hồ sơ trực tiếp đến Cục Hàng không Việt Nam. Hình thức để cá nhân, tổ chức thực hiện quyền này là thông qua nhiều cách khác nhau như: nộp hồ sơ trực tiếp, hoặc thông qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và những nội dung đã được thể hiện trong hồ sơ thì cần phải là thông tin chính xác, cá nhân tổ chức sẽ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ đã cung cấp. Các giấy tờ bao gồm:
+ Cần chuẩn bị 01 văn bản đề nghị, mẫu văn bản này cần được thực hiện theo thể thống nhất được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 81/2014/TT-BGTVT;
+ Nội dung trong bản báo cáo, giải trình phải thể hiện được rõ những vấn đề sau: Cung cấp được thông tin về hình thức thuê; tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng thuê tàu bay; thời hạn thuê; số lượng, loại và tuổi tàu bay thuê; quốc tịch tàu bay; giấy chứng nhận liên quan đến tàu bay; nội dung về việc thỏa thuận mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách, hành lý, hàng hóa và đối với người thứ ba ở mặt đất; tổ chức chịu trách nhiệm khai thác, bảo dưỡng tàu bay theo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
+ Gửi kèm theo được bản sao hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay;
+ Đồng thời, cũng không thể thiếu bản sao tài liệu khẳng định tư cách pháp lý và hoạt động kinh doanh của bên thuê (trong trường hợp cho thuê), bên cho thuê tàu bay (trong trường hợp thuê), người khai thác tàu bay, người bảo dưỡng tàu bay;
+ Bản sao tài liệu về các thông số kỹ thuật của tàu bay là giấy tờ được cung cấp để hoàn thiện bộ hồ sơ;
+ Tổ chức, cá nhân cũng cần có bản sao tài liệu thể hiện quyền (chiếm hữu, sở hữu, sử dụng) của bên cho thuê đối với tàu bay; đối với trường hợp thuê tàu bay có tổ bay, cho thuê tàu bay không có tổ bay cần bổ sung Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, người bảo dưỡng tàu bay, chứng chỉ bảo hiểm;
+ Cũng phải chuẩn bị 01 bản mô tả hình ảnh, thương hiệu gắn bên ngoài tàu bay.
Theo quy định thì doanh nghiệp Việt Nam có tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước từ 30% trở lên đề nghị chấp thuận việc thuê tàu bay, hồ sơ thì ngoài việc đáp ứng các giấy tờ nêu trên cần bổ sung thêm những tài liêu dưới đây bao gồm:
+ Cung cấp thêm cho cơ quan có thẩm quyền về báo cáo, giải trình việc thực hiện các quy định về hình thức, trình tự, phương thức lựa chọn nhà thầu cho thuê tàu bay; chào hàng cạnh tranh; phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất cho thuê tàu bay;
+ Gửi kèm được văn bản phê duyệt hợp đồng thuê tàu bay với đối tác nước ngoài của Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) để được xem xét yêu cầu.
- Bước 2: Xem xét và thẩm định hồ sơ:
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định đó là xem xét thẩm định hồ sơ.Thời hạn thực hiện công việc này là trong vòng 05 ngày làm việc, sau đó Cục Hàng không Việt Nam sẽ ban hành văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay của tổ chức, cá nhân. Đối với trường hợp không chấp thuận, phải nêu rõ lý do bằng văn bản để cung cấp cho tổ chức cá nhân có yêu cầu;
Nếu nhận thấy hồ sơ chưa hợp lệ thì hồ sơ đề nghị chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay cần phải tiến hành bổ sung hoặc sửa đổi. Cục Hàng không Việt Nam trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ sẽ gửi văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ và thời hạn giải quyết tính từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
- Bước 3: Hoàn tất nghĩa vụ về lệ phí thuê, cho thuê tàu bay
Tổ chức, cá nhân đề nghị chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay nộp lệ phí theo quy định pháp luật.
THAM KHẢO THÊM: