Khi có căn cứ áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn phải gửi mẫu đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình tới Ủy ban nhân dân xã.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là gì?
Biện pháp quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng và đáp ứng các căn cứ luật định.
Vậy, như thế nào là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính? Khái niệm này được
Về bản chất, quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế, áp dụng mang tính chất giáo dục (áp dụng với những cá nhân có khả năng giáo dục), đối với các hành vi vi phạm hành chính ở mức nhẹ và có đầy đủ các điều kiện để phục vụ cho việc thực hiện biện pháp này. Nghĩa là về nguyên tắc, người chưa thành niên hoàn toàn có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính, theo đó:
– Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
– Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Mẫu đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là căn cứ để Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định có áp dụng biện pháp này đối với cá nhân hay không. Đây cũng là thủ tục bắt buộc để phát sinh nghĩa vụ của chủ thể có thẩm quyền. Có thể hiểu mẫu đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là văn bản do Trường công an xã, phường, thị trấn lập và gửi tới Ủy ban nhân dân xã với nội dung chủ yếu là đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình đối với đối tượng vi phạm hành chính.
Như đã phân tích ở mục 1, mẫu đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là mẫu bắt buộc, là giấy tờ quan trọng để Ủy ban nhân dân xã căn cứ quyết định biện pháp áp dụng, là cơ sở để chứng minh tính hợp pháp, hợp lý trong việc áp dụng biện pháp thay thể xử lý hành chính, là căn cứ để quản lý, nắm bắt tình hình vi phạm hành chính trong địa bàn.
2. Mẫu Đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
(1)………… ………………..
(2)……………………………
Số:………../ĐN- (3)……..
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày ……… tháng……… năm ……….
ĐỀ NGHỊ
Áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
Kính gửi: Chủ tịch UBND(4)……………
Tôi là (5) :……..Trưởng Công an(4) ………………
Đề nghị Chủ tịch UBND(4) ……………xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình đối với:
Họ và tên:……. Tên gọi khác……………. nam/nữ……
Sinh ngày ……/……/……; tại: ……………
Số CMND: ………; ngày cấp: ……………; nơi cấp: ………….
Nguyên quán: ……………..
Nơi thường trú: ……………..
Chỗ ở hiện nay: ………….
Dân tộc: ……..; tôn giáo: ………; trình độ văn hóa:……
Nghề nghiệp (hoặc nơi làm việc): ………………..
Lý do đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình (ghi rõ hành vi vi phạm; nơi thực hiện vi phạm, lý do đề nghị, tài liệu liên qua nếu có…)
…………….
Thời hạn dự kiến áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là ………tháng, kể từ ngày……./……./……. đến ngày ……./……./……..
Dự kiến phân công (6) ……….. phối hợp cùng gia đình để giám sát người có lý lịch nêu trên trong thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
TRƯỞNG CÔNG AN(4)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên;
(2) Tên cơ quan đề nghị;
(3) Tên viết tắt cơ quan đề nghị;
(4) Xã, phường, thị trấn;
(5) Trưởng Công an xã, phường, thị trấn;
(6) Tên tổ chức, cá nhân dự kiến phối hợp cùng gia đình giám sát người chưa thành niên.
4. Các vấn đề pháp lý về áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
Nhắc đến biện pháp quản lý tại gia đình phải giải quyết được 6 vấn đề cơ bản, dựa trên quy định tại Điều 140 văn bản hợp nhất
Một là, đối tượng áp dụng: Người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại khoản 5 Điều 90 của Luật xử lý vi phạm hành chính hợp nhất, cụ thể:
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập
– Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Các đối tượng này đều đã từng thực hiện hành vi vi phạm hành chính và đã bị xử phạt vi phạm hành chính 2 lần, về mức độ, họ phải bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, nếu đáp bảo các điều kiện dưới đây, cá nhân sẽ được áp dụng các biện pháp quản lý tại gia đình.
Hai là, điều kiện áp dụng (đồng thời với đối tượng): Gồm có 3 điều kiện cơ bản:
– Đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
– Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
– Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.
Việc đáp ứng các điều kiện này là yếu tố tiên quyết để quyết định người chưa thành niên có được áp dụng biện pháp này hay không.
Ba là, Thẩm quyền áp dụng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Đây là chủ thể gắn bó mật thiết, có khả năng giám sát, quản lý đối với cá nhân.
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định cho gia đình và phân công tổ chức, cá nhân nơi người đó cư trú để phối hợp, giám sát thực hiện.
Bốn là, thời hạn áp dụng: từ 03 tháng đến 06 tháng (tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, thái độ của người bị áp dụng biện pháp).
Năm là, quyền của người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình: Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.
Sáu là, xử lý nếu vi phạm: Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp này và xử lý theo quy định của pháp luật.
Nhìn chung, quy định tại Điều 140 đã đáp ứng được các nội dung cơ bản của một điều luật quy định về biện pháp thay thế biện pháp xử lý vi phạm hành chính, đó là các quy định về đối tượng áp dụng, thẩm quyền, trình tự thủ tục. Quy định này đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để chủ thể có thẩm quyền triển khai mọi hoạt động liên quan, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, cũng như người chưa thành niên cần phải thực hiện tốt nghĩa vụ để đảm bảo được thời hạn áp dụng biện pháp.