Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường cần phải được khảo nghiệm, đánh giá kết quả về chất lượng thức ăn có đảm bảo cho việc chăn nuôi tại các cơ sở. Khi cơ sở đã đăng ký khảo nghiệm và được cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành khảo nghiệm và kết luận cho sản phẩm tiến hành tiêu thụ.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đề cương nghiên cứu, quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là gì?
- 2 2. Mẫu số 08.TACN: Mẫu đề cương nghiên cứu, quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi:
- 3 3. Hướng dẫn lập Mẫu số 08.TACN: Mẫu đề cương nghiên cứu, quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi:
- 4 4. Một số quy định pháp luật liên quan:
1. Mẫu đề cương nghiên cứu, quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là gì?
Chăn nuôi là ngành kinh tế – kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.
Khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là việc đánh giá chất lượng, an toàn của thức ăn chăn nuôi đối với vật nuôi và môi trường thông qua việc nuôi dưỡng thử từ đó để đánh giá tính phù hợp của sản phẩm thức ăn chăn nuôi đối với vật nuôi.
Mẫu số 08.TACN: Mẫu đề cương nghiên cứu, quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là mẫu đề cương nghiên cứu, quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi của cơ sở dưới những thông tin về đơn vị có sản phẩm khảo nghiệm và đơn vị khảo nghiệm, sản phẩm cần khảo nghiệm kèm theo các mục đích của việc khảo nghiệm để đưa ra đánh giá, kết luận chung.
Mẫu số 08.TACN: Mẫu đề cương nghiên cứu, quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là mẫu đề cương được lập ra để thực hiện việc nghiên cứu, quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi đối với tổ chức, cá nhân yêu cầu khảo nghiệm với đề cương gồm các thông tin về đơn vị có sản phẩm khảo nghiệm, đơn vị tham gia khảo nghiệm, sản phẩm cần khảo nghiệm,,…
2. Mẫu số 08.TACN: Mẫu đề cương nghiên cứu, quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi:
Mẫu số 08.TACN
ĐỀ CƯƠNG
Nghiên cứu, quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
Tên đề cương/quy trình khảo nghiệm: ……
Phần 1: Thông tin chung
1. Đơn vị có sản phẩm nghiên cứu/khảo nghiệm
– Tên đơn vị: ……….
– Địa chỉ: ……….
– Số điện thoại: ………. Số fax: ……
2. Đơn vị thực hiện nghiên cứu/khảo nghiệm
– Tên đơn vị: ……
– Địa chỉ: ………
– Số điện thoại: ………. Số fax: ………
3. Thông tin về sản phẩm yêu cầu nghiên cứu/khảo nghiệm
– Tên sản phẩm, thành phần, bản chất công dụng, hạn sử dụng, cảnh báo.
– Xuất xứ sản phẩm (Tên và địa chỉ nhà sản xuất).
Phần 2: Đề cương nghiên cứu/quy trình khảo nghiệm chi tiết
1. Mục đích nghiên cứu/khảo nghiệm:
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu/khảo nghiệm:
a) Đánh giá chất lượng của sản phẩm bằng cảm quan, phân tích lý học và phân tích hóa học, chỉ tiêu an toàn (nêu cụ thể tên phương pháp cho từng chỉ tiêu cần đánh giá).
b) Đánh giá tác động trực tiếp của sản phẩm trên vật nuôi:
– Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu/khảo nghiệm.
– Đối tượng vật nuôi nghiên cứu/khảo nghiệm: Nêu rõ giống, tuổi hay khối lượng cơ thể, giai đoạn sinh trưởng, số lượng vật nuôi.
– Vật liệu khảo nghiệm: Nêu rõ nguyên liệu thức ăn, dụng cụ nghiên cứu/khảo nghiệm…
– Phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp bố trí nghiên cứu/khảo nghiệm: Nêu cụ thể phương pháp.
+ Số lô khảo nghiệm, làm rõ sự khác nhau giữa các lô về yếu tố nghiên cứu/khảo nghiệm, sự giống nhau giữa các lô về yếu tố kỹ thuật và các điều kiện nghiên cứu/khảo nghiệm.
+ Số lần lặp lại: Lặp lại mấy lần, lặp lại cùng một thời điểm hay khác thời điểm.
+ Khẩu phần thức ăn dùng trong nghiên cứu/khảo nghiệm: Nêu rõ thành phần nguyên liệu, các yếu tố chính tạo nên sự khác biệt của các khẩu phần (ví dụ tỷ lệ sử dụng của thức ăn nghiên cứu/khảo nghiệm trong khẩu phần, phương pháp chế biến…).
+ Phương pháp nuôi dưỡng: Cho ăn/uống tự do hay hạn chế, dụng cụ cho ăn/uống…
+ Các chỉ tiêu theo dõi: Nêu các chỉ tiêu cần theo dõi để phản ánh được các kết quả của nghiên cứu/khảo nghiệm (các chỉ tiêu năng suất, kinh tế, sức khỏe, chất lượng sản phẩm và tác động đến môi trường…).
+ Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu/khảo nghiệm.
+ Số lượng nguyên liệu thức ăn nghiên cứu/khảo nghiệm cần sử dụng để nghiên cứu/khảo nghiệm.
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM
(Ký, ghi rõ họ tên)
……, ngày…. tháng….năm…..
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập Mẫu số 08.TACN: Mẫu đề cương nghiên cứu, quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi:
– Tên mẫu đề cương: Mẫu đề cương nghiên cứu, quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
– Thông tin đề cương:
+ Đơn vị có sản phẩm nghiên cứu/khảo nghiệm
+ Đơn vị thực hiện nghiên cứu/khảo nghiệm
+ Thông tin về sản phẩm yêu cầu nghiên cứu/khảo nghiệm
– Đề cương nghiên cứu/quy trình khảo nghiệm chi tiết
+ Mục đích nghiên cứu/khảo nghiệm
+ Nội dung và phương pháp nghiên cứu/khảo nghiệm
– Ký xác nhận đề cương khảo nghiệm
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
Quy trình khảo nghiệm phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Về cơ sở khảo nghiệm:
+ Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn trên từng đối tượng vật nuôi: chuồng trại, ao, lồng, bè, bể phù hợp với việc bố trí khảo nghiệm.
+ Người phụ trách kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi – thú y, công nghệ sinh học (đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi)
– Kiểm tra ban đầu:
Phân tích trong phòng thí nghiệm về thành phần hóa học, các chất dinh dưỡng, các chất độc hại của thức ăn khảo nghiệm theo tiêu chuẩn chất lượng công bố, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và yêu cầu của hội đồng thẩm định đề cương khảo nghiệm.
– Đánh giá tác động của sản phẩm trên vật nuôi về khả năng sinh trưởng, phát triển, sức sản xuất của vật nuôi và môi trường, đảm bảo các yêu cầu:
+ Thời gian khảo nghiệm ít nhất 1 chu kỳ nuôi hoặc một giai đoạn nuôi, số lần lặp lại của mỗi công thức khảo nghiệm tối thiểu là 3 lần;
+ Bố trí khảo nghiệm phải phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi của vật nuôi;
+ Yếu tố kỹ thuật cần được đảm bảo thống nhất trong quá trình khảo nghiệm: Chất lượng con giống đưa vào khảo nghiệm phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; mật độ nuôi đúng theo tiêu chuẩn hoặc quy trình kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Các lô thí nghiệm và đối chứng có cùng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, chỉ khác biệt lô thí nghiệm và đối chứng là thức ăn khảo nghiệm.
Đề cương khảo nghiệm gồm các nội dung sau:
– Nội dung và phương pháp nghiên cứu/khảo nghiệm:
+ Đánh giá chất lượng của sản phẩm bằng cảm quan, phân tích lý học và phân tích hóa học, chỉ tiêu an toàn (nêu cụ thể tên phương pháp cho từng chỉ tiêu cần đánh giá).
+ Đánh giá tác động trực tiếp của sản phẩm trên vật nuôi:
Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu/khảo nghiệm.
Đối tượng vật nuôi nghiên cứu/khảo nghiệm: Nêu rõ giống, tuổi hay khối lượng cơ thể, giai đoạn sinh trưởng, số lượng vật nuôi.
Vật liệu khảo nghiệm: Nêu rõ nguyên liệu thức ăn, dụng cụ nghiên cứu/khảo nghiệm…
– Phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp bố trí nghiên cứu/khảo nghiệm: Nêu cụ thể phương pháp.
+ Số lô khảo nghiệm, làm rõ sự khác nhau giữa các lô về yếu tố nghiên cứu/khảo nghiệm, sự giống nhau giữa các lô về yếu tố kỹ thuật và các điều kiện nghiên cứu/khảo nghiệm.
+ Số lần lặp lại: Lặp lại mấy lần, lặp lại cùng một thời điểm hay khác thời điểm.
+ Khẩu phần thức ăn dùng trong nghiên cứu/khảo nghiệm: Nêu rõ thành phần nguyên liệu, các yếu tố chính tạo nên sự khác biệt của các khẩu phần (ví dụ tỷ lệ sử dụng của thức ăn nghiên cứu/khảo nghiệm trong khẩu phần, phương pháp chế biến…).
+ Phương pháp nuôi dưỡng: Cho ăn/uống tự do hay hạn chế, dụng cụ cho ăn/uống…
+ Các chỉ tiêu theo dõi: Nêu các chỉ tiêu cần theo dõi để phản ánh được các kết quả của nghiên cứu/khảo nghiệm (các chỉ tiêu năng suất, kinh tế, sức khỏe, chất lượng sản phẩm và tác động đến môi trường…).
+ Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu/khảo nghiệm.
+ Số lượng nguyên liệu thức ăn nghiên cứu/khảo nghiệm cần sử dụng để nghiên cứu/khảo nghiệm.
Hồ sơ khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi:
– Đơn đăng ký khảo nghiệm theo quy định Nhà nước;
– Đề cương khảo nghiệm theo quy định Nhà nước;
– Hợp đồng khảo nghiệm giữa cơ sở đăng ký khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm có tên trong danh sách được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận;
– Bản cam kết của doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hoá;
– Bản sao chứng thực Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện
Về quy trình thực hiện đăng ký khảo nghiệm
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo hướng dẫn theo từng loại sản phẩm sản xuất trong nước hay nhập khẩu nêu trên đến Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Cục Chăn nuôi kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký khảo nghiệm của tổ chức, cá nhân đề nghị.
Thẩm định hồ sơ: Nếu hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định, Cục tiến hành thành lập Hội đồng thẩm định, tiến hành soát xét, phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm. Thời gian thực hiện không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Cấp quyết định phê duyệt đề cương khảo nghiệm cho tổ chức, cá nhân đề nghị nếu đảm bảo điều kiện. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, đối với việc khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi của cơ sở được tiến hành dưới điều kiện đáp ứng về cở sở khảo nghiệm, người tham gia khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi. Trước khi tham gia quá trình khảo nghiệp phải tiến hành lập đề cương nghiên cứu về các nội dung cần nghiên cứu, khảo nghiệm. Tiến hành đăng ký khảo nghiệm với cơ quan có thẩm quyền để khảo nghiệm đánh giá chất lượng thức ăn.