Để có được nguồn thức ăn cho thủy sản có chất lượng cao thì các cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản cần có đề cương khảo nghiệm thức ăn thủy sản theo quy định để có thể thực hiện đầy đủ theo quy trình tạo ra sản phẩm thức ăn thủy sản chất lượng nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đề cương khảo nghiệm thức ăn thủy sản là gì?
Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thì thuật ngữ thức ăn thủy sản được quy định cụ thể như sau:
14. Thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thủy sản, bao gồm thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu.
Như vậy dựa trên quy định đưa ra như trên có thể thấy rằng đối với loài nào cũng vậy khi tiến hành chăn nuôi thì điều kiện tất nhiên phải có đầy đủ đó chính là nguồn thức ăn sử dụng trong quá trình chăn nuôi thủy sản. Theo đó khi đã cung cấp cho thủy sản đủ chất dinh dưỡng thì mới đem lại những giá trị về kinh tế, sản lượng lớn và thủy sản có thể phat triển tốt tạo động lực cho sụ phát triển của thủ sản đối với ngành chăn nuôi thủy sản nước ta. Nguồn thức ăn thủy sản phong phú chính là điều kiện để phát triển một cách tốt nhất. Đối với thức ăn thủy sản cần có một số tiêu chí đó là:
+ Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định;
+ Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn đã được công bố áp dụng;
+ Thông tin về sản phẩm đã được gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Đối với các cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi thủy sản thì cần có đầy đủ điều kiện theo quy định đó là có hoặc thuê địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn trên từng đối tượng nuôi. Đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản phải có đủ nguồn nước đạt yêu cầu chất lượng; có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, có ao chứa nước thải đảm bảo việc kiểm tra chỉ tiêu môi trường và các chỉ tiêu về bệnh thủy sản. Người phụ trách kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi – thú y, công nghệ sinh học (đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi) hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học (đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản).
Mẫu đề cương khảo nghiệm thức ăn thủy sản là mẫu với các nội dung và thông tin về khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản với các tiêu chí cụ thể được dưa ra trong đề cương, với mục đích tạo ra nguồn sản phẩm thức ăn chăn nuôi thủy sản chất lượng, hiệu quả, thúc đẩy phát triển thủy sản thông qua nguồn thức ăn chất lượng.
2. Mẫu đề cương khảo nghiệm thức ăn thủy sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc (1)
—————
ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM (2)
Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
I. THÔNG TIN CHUNG (3)
1. Tên cơ sở đăng ký khảo nghiệm:
Địa chỉ: …
Số điện thoại: …. Số fax: ….. Email: …..
2. Tên cơ sở thực hiện khảo nghiệm:
Địa chỉ: ……
Số điện thoại: ……. Số fax: …. Email: …..
3. Sản phẩm yêu cầu khảo nghiệm
a) Tên sản phẩm, thành phần, công dụng, hạn sử dụng, cảnh báo (nếu có):
……
b) Nhà sản xuất: …
c) Các tài liệu khác liên quan đến sản phẩm: …
4. Cơ sở khoa học và hiện trạng ứng dụng sản phẩm trong nước và trên thế giới
(Mô tả thông tin khoa học của sản phẩm, thành phần của sản phẩm và hiện trạng, hiệu quả sử dụng trong nước và trên thế giới)
II. NỘI DUNG KHẢO NGHIỆM (4)
1. Nội dung
a) Xác định thành phần công bố của sản phẩm
b) Đánh giá độ an toàn của sản phẩm
c) Đánh giá tác dụng/công dụng/đặc tính của sản phẩm.
d) Xác định tồn dư trong môi trường và dư lượng trong thủy sản nuôi.
2. Phương pháp nghiên cứu và cách bố trí thí nghiệm
a) Phương pháp nghiên cứu
b) Bố trí thí nghiệm.
3. Biện pháp kiểm soát an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình khảo nghiệm
4. Kế hoạch triển khai
5. Dự kiến kết quả đạt được
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ CÓ SẢN PHẨM KHẢO NGHIỆM
(Ký tên và đóng dấu) (5)
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ KHẢO NGHIỆM
(Ký tên và đóng dấu) (6)
3. Hướng dẫn làm mẫu đề cương khảo nghiệm thức ăn thủy sản:
(1) Ghi quốc hiệu và tiêu ngữ
(2) Tên mẫu đơn, đề cương khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
(3) Ghi đầy đủ các thông tin chung như:
+ Tên cơ sở đăng ký khảo nghiệm
+ Tên cơ sở thực hiện khảo nghiệm
+ Sản phẩm yêu cầu khảo nghiệm
+ Cơ sở khoa học và hiện trạng ứng dụng sản phẩm trong nước và trên thế giới
(4) Ghi các nội dung khảo nghiệm được tiến hành
(5) Đại diện cơ sở sản phẩm khảo nghiệm (Ký tên và đóng dấu)
(6) Đại diện cơ sở khảo nghiệm (Ký tên và đóng dấu)
4. Đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
4.1. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
+ Đơn đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản (theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP);
+ Đề cương khảo nghiệm;
+ Bản thuyết minh điều kiện của cơ sở thực hiện khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo các tiêu chí quy định;
+ Chuẩn bị 01 bộ
Như vậy có thể thấy, trong bất kì thủ tục hành chính nào hồ sơ đi kèm cũng rất quan trọng vì nó cung cấp và lưu giữ các thông tin co bản, đối với hồ sơ đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi cũng vậy, phải thực hiện đầy đủ về giấy tờ theo quy định của pháp luật.
4.2. Trình tự thực hiện đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
Bước 1: Thực hiện việc tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi theo quy định của pháp luật hoặc Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản).
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ:
+ Kiểm tra nội dung hồ sơ theo quy định của pháp luật trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc thời gian được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Cục Chăn nuôi, Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và
+ Ngoài ra, Theo quy định của pháp luật đối với khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi cần lưu ý về thời gian đó là trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Chăn nuôi, Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm thành lập hội đồng hoặc tiến hành soát xét, phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm, kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm và ban hành quyết định phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm để có được nguồn thức ăn chăn nuôi năng suất và quy trình chặt chẽ. Trường hợp không ban hành quyết định phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm, Cục Chăn nuôi/Tổng cục Thủy sản phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do và thực hiện theo quy định của pháp luật.
4.3. Thời gian giải quyết đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
Thời gian giải quyết theo quy định là không quá 35 ngày làm việc và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ thì không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký khảo nghiệm.
Thời gian giải quyết theo quy định đói với việc thẩm định hồ sơ, thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tiến hành soát xét, phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm theo quy định là không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Cơ sở pháp lý:
Luật thủy sản 2017