Thay vì con đường giáo dục theo truyền thống thì số lượng người tham gia vào giáo dục nghề nghiệp ngày càng tăng, tỷ lệ người học sau tốt nghiệp có việc làm cao, thu nhập ổn định. Mẫu đề án thành lập trường trung cấp nghề là mẫu biên bản được lập ra trong quá trình các cá nhân, tổ chức muốn thành lập trường trung cấp nghề.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đề án thành lập trường trung cấp nghề là gì?
Ngày nay, các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp đang từng bước được Nhà nước ta xây dựng và tiếp tục hoàn thiện. Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển rộng khắp, đa dạng về loại hình và trình độ đào tạo, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình đào tạo chất lượng cao, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó đã góp phần quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện thành công các nhiệm vụ của ngành và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành rất nhiều biểu mẫu quy định về việc thành lập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Mẫu đề án thành lập trường trung cấp nghề là một trong số đó và được sử dụng phổ biến trong thực tiễn.
Mẫu đề án thành lập trung tâm dạy nghề là mẫu bản đề án được lập ra nhằm mục đích để các cá nhân, tổ chức thành lập một trung tâm dạy nghề. Mẫu đề án nêu rõ những sự cần thiết để thành lập trung tâm dạy nghề, mục tiêu đào tạo, điều kiện đảm bảo cho sự hoạt động của trung tâm, cơ cấu tổ chức của trung tâm, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trung tâm, kế hoạch, tiến độ thực hiện đề án của trung tâm dạy nghề và hiệu quả kinh tế, xã hội mà trung tâm dạy nghề mang lại.
2. Mẫu đề án thành lập trường trung cấp nghề:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
……., ngày …..tháng…..năm 20 ….
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
1. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
2. Tình hình nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
3. Tình hình công tác dạy nghề trên địa bàn.
4. Nhu cầu đào tạo trình độ trung cấp nghề trên địa bàn và các tỉnh lân cận.
5. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm hoặc cơ sở giáo dục khác được đề nghị nâng cấp (đối với những trường được nâng cấp từ trung tâm dạy nghề hoặc cơ sở giáo dục khác hiện có).
a) Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.
b) Về cơ sở vật chất.
c) Về thiết bị dạy nghề.
d) Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.
đ) Về chương trình, giáo trình dạy nghề.
e) Về kinh phí hoạt động.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG
I. Thông tin chung về trường trung cấp nghề đề nghị thành lập:
– Tên trường trung cấp nghề: ……….
Tên giao dịch quốc tế (nếu có): …….
– Địa chỉ trụ sở chính của trường: …….
– Số điện thoại: …. Fax: ….. Email: …………
– Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): ………..
– Cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có): ………
– Họ và tên người dự kiến làm Hiệu trưởng: ……….(Có sơ yếu lý lịch kèm theo)
– Chức năng, nhiệm vụ của trường: ………..
II. Mục tiêu đào tạo của trường trung cấp nghề:
1. Mục tiêu chung:
2. Mục tiêu cụ thể: Tên nghề, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo.
Số TT | Tên nghề và trình độ đào tạo | Thời gian đào tạo | Dự kiến tuyển sinh đến năm 20 … | ||||
20 .. | 20 .. | 20 .. | 20 .. | 20 .. | |||
I | Trung cấp nghề | ||||||
1 | |||||||
2 | |||||||
… | …………. | ||||||
II | Sơ cấp nghề | ||||||
1 | |||||||
2 | |||||||
… | …………. | ||||||
III | Tổng cộng |
III. Cơ cấu tổ chức của trường
1. Cơ cấu tổ chức:
– Ban Giám hiệu;
– Hội đồng trường (đối với trường trung cấp nghề công lập) hoặc Hội đồng quản trị (đối với trường trung cấp nghề tư thục);
– Các phòng chức năng;
– Các khoa chuyên môn;
– Các Bộ môn trực thuộc trường;
– Các Hội đồng tư vấn;
– Các tổ chức Đảng, đoàn thể.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám hiệu, các Hội đồng và các phòng, khoa, Bộ môn.
IV. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trường
1. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề
a) Cơ sở vật chất:
– Diện tích đất sử dụng:
+ Đất xây dựng:
+ Đất lưu không:
– Diện tích xây dựng:
+ Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành.
+ Khu phục vụ: thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, y tế …
+ Các hạng mục khác …
b) Danh mục thiết bị, máy móc, phương tiện đào tạo theo từng nghề (tên, số lượng, năm sản xuất).
2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề:
– Số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý.
– Số lượng, trình độ đào tạo, sư phạm dạy nghề, kỹ năng nghề của đội ngũ giáo viên theo từng nghề đào tạo.
3. Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề cho từng nghề đào tạo.
4. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án:
– Nguồn vốn;
– Kế hoạch sử dụng vốn.
Phần thứ ba
KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kế hoạch và tiến độ xây dựng cơ sở vật chất.
2. Kế hoạch và tiến độ mua sắm thiết bị.
3. Kế hoạch và tiến độ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.
4. Kế hoạch và tiến độ phát triển chương trình, giáo trình.
5. Tổng hợp kế hoạch, tiến độ sử dụng nguồn vốn để thực hiện từng nội dung trên.
Phần thứ tư
HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Về kinh tế.
2. Về xã hội, môi trường.
3. Tính bền vững của đề án.
(1)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
(2)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đề án thành lập trường trung cấp nghề:
(1) Phê duyệt của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có).
(2) Người đứng đầu hoặc người đại diện cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân lập đề án.
3. Một số quy định của pháp luật về việc thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
3.1. Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định cụ thể như sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn.
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội có thẩm quyền ra quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình.
– Đối với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thành lập trường cao đẳng công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục.
3.2. Trình tự thực hiện Thành lập Trường trung cấp nghề:
Trình tự thực hiện Thành lập Trường trung cấp nghề bao gồm các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, công chức có thẩm quyền sẽ tiến hành tiếp nhận sau đó thực hiện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cán bộ có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của các cá nhân, tổ chức. Trong trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ theo đúng quy định của pháp luật thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời và đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện việc thẩm tra sơ bộ đối với hồ sơ xin thành lập Trường trung cấp nghề, sau đó trình Hội đồng thẩm định cấp tỉnh.
Bước 3: Sau khi nhận được hồ sơ, Hội đồng thẩm định cấp tỉnh tổ chức thẩm định, đánh giá hồ sơ xin thành lập Trường trung cấp nghề của các tổ chức, cá nhân.
Bước 4: Căn cứ vào kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập Trường trung cấp nghề hoàn chỉnh hồ sơ thành lập trường gửi Hội đồng thẩm định cấp tỉnh xem xét, báo cáo Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 5: Căn cứ vào báo cáo của Hội đồng thẩm định cấp tỉnh, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký văn bản trình lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hoặc ký văn bản trả lời.
Bước 6: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ra quyết định thành lập (cho phép thành lập) trường Trung cấp nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bước 7: Tổ chức, cá nhân sẽ nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.