cĐề án hoạt động xuất khẩu lao động là một trong những vấn đề bắt buộc phải thực hiện để hoàn tất thủ tục xin cáp giấy phép xuất khẩu lao động. Vậy, Mẫu đề án hoạt động xuất khẩu lao động mới nhất có nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đề án hoạt động xuất khẩu lao động mới nhất:
Nội dung của Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đảm bảo sự phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận lao động. Ngày nay, đề án này được thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
ĐỀ ÁN HOẠT ĐỘNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG
ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
1. Thông tin cơ bản về doanh nghiệp:
Tên công ty viết bằng tiếng Việt; loại hình doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh; cơ cấu, tổ chức hiện tại của doanh nghiệp; số lượng lao động doanh nghiệp đang sử dụng; hình thức và thời hạn
2. Dự kiến thị trường đưa người lao động đến làm việc ở nước ngoài:
Khả năng mở và khai thác thị trường lao động ngoài nước; dự kiến đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo số lượng, ngành nghề và thị trường trong thời gian 03 năm kể từ khi được cấp giấy phép.
3. Phương án tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
a) Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài: bộ phận quản lý đào tạo và bộ phận quản lý học viên; chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận;
b) Các phòng nghiệp vụ thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chức năng nhiệm vụ từng phòng; số lượng nhân viên nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc, nhiệm vụ được giao của từng nhân viên nghiệp vụ.
4. Phương án thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
a) Tuyển chọn lao động;
b) Dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
c) Quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
d) Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
5. Phương án tài chính thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
a) Dự kiến cụ thể chi phí của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài đối với từng thị trường, tổng chi phí người lao động phải nộp khi xuất cảnh;
b) Lương cơ bản và thu nhập dự kiến của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài;
c) Dự kiến doanh thu, chi phí và ngh a vụ tài chính của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian 03 năm kể từ khi được cấp giấy phép;
d) Phương án hỗ trợ, giải quyết chi phí khi người lao động gặp rủi ro./.
2. Vấn đề bồi dưỡng kiến thức cần thiết trong đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được ghi nhận ra sao?
Bồi dưỡng kiến thức là giai đoạn cần phải được thực hiện trong việc xây dựng đề án hoạt động đưa người lao động làm việc ở nước ngoài. Căn cứ theo Điều 8
+ Trung tâm có những hoạt động đê bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động để cá nhân này được trang bị những kiến thức và lỹ năng cơ bản trước khi đi làm việc ở nước ngoài gồm bộ phận đào tạo và bộ phận quản lý học viên;
+ Đồng thời, quy định về trách nhiệm của các phòng nghiệp vụ là thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với nhiệm vụ khai thác thị trường ngoài nước, tuyển chọn lao động, quản lý lao động làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ lao động về nước, tài chính;
+ Để hỗ trợ cho quá trình đào tạo bồi dưỡng kiến thức thì trung tâm bồi dưỡng kiến thức phải sắp xếp sao cho số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đáp ứng được trên thực tế;
– Liên quan đến các điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động thuộc sở hữu của doanh nghiệp dịch vụ hoặc được doanh nghiệp dịch vụ thuê ổn định theo hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật và phải đáp ứng điều kiện tối thiểu sau:
+ Trang bị cơ sở vật chất là đủ phòng học và phòng ở mà 100 lao động tại một thời điểm vẫn có thể sinh sống được, đáp ứng điều kiện sống cơ bản;
+ Thông tin về diện tích phòng học phải được xây dựng với diện tích trung bình 1,4 m2/học viên và phòng ở trung bình 3,5 m2/học viên, có trang thiết bị cơ bản bảo đảm phục vụ học tập và sinh hoạt nội trú.
– Xét đến trường hợp, doanh nghiệp dịch vụ lần đầu được cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải thực hiện phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép.
3. Nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ trong hoạt động xuất khẩu lao động:
Căn cứ theo Điều 26 Luật Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-VPQH 2023 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:
– Doanh nghiệp dịch vụ phải thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 15, khoản 1 Điều 16, các điều 17, 18, 19, 20, 27, 28 và 29 của Luật này;
– Có trách nhiệm tiến hành đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp dịch vụ thông tin về người đại diện theo pháp luật; thiết lập danh sách nhân viên nghiệp vụ; thông tin về địa chỉ trụ sở chính, địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định giao nhiệm vụ cho chi nhánh và cập nhật khi có sự thay đổi về những nội dung này; văn bản chấp thuận về việc chuẩn bị nguồn lao động được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện; đồng thời, việc cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động theo nội dung hợp đồng cung ứng lao động; danh sách người lao động tham gia chuẩn bị nguồn và được tuyển chọn;
– Có những nội dung thể hiện cam kết bằng văn bản trong việc ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn của doanh nghiệp; xét đến trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động sau khi đã tham gia chuẩn bị nguồn do doanh nghiệp tổ chức thì phải bồi thường theo thỏa thuận; tiến hành các hoạt động về quảng cáo, tư vấn, thông báo tuyển chọn, cung cấp thông tin chính xác với người lao động và chính quyền địa phương tại nơi tuyển chọn về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động theo nội dung hợp đồng cung ứng lao động; trực tiếp tuyển chọn và không được thu tiền của người lao động về việc tuyển chọn; thực hiện đúng các nội dung đăng ký hợp đồng cung ứng lao động đã được chấp thuận;
– Để chứng minh rằng người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài đã được đào tạo, định hướng giáo dục thì việc tổ chức và cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phải được tuân thủ theo quy định của Luật này; hỗ trợ hướng dẫn người lao động, tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Có trách nhiệm thực hiện xây dựng bản cam kết bằng văn bản về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài với thời hạn không quá 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển; Nếu trên thực tế mà doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết về thời gian chờ xuất cảnh thì có trách nhiệm bồi thường theo thỏa thuận và hoàn trả các chi phí mà người lao động đã chi trả trừ trường hợp bất khả kháng;
– Doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài chịu trách nhiệm trong quá trình tổ chức quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bởi vì có nhân viên nghiệp vụ đủ năng lực quản lý và hỗ trợ người lao động ở nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Trong quá trình tham gia lao đọng nếu người lao động có mong muốn được hỗ trợ pháp lý thì doanh nghiệp kịp thời cung cấp trợ giúp pháp lý trong trường hợp người lao động cần đến hỗ trợ pháp lý khi bị lạm dụng, bạo lực hoặc phân biệt đối xử trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
– Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước tiếp nhận lao động giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động; giải quyết vấn đề phát sinh trong trường hợp người lao động chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản hoặc trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị hoặc tình trạng khẩn cấp;
– Bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật;
– Hoạt động thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động được diễn ra trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt
– Thúc đẩy việc tư vấn, hỗ trợ cho người lao động các thủ tục liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động, quyền lợi, chế độ và thủ tục về nước;
– Có những đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này;
– Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo về tình hình hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Luật Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-VPQH 2023 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.