Có hai hình thức đại diện, đó là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Mẫu danh sách người đại diện theo ủy quyền mới nhất hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu tại Phụ lục I-10 ban hành ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Mẫu danh sách người đại diện theo ủy quyền mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
DANH SÁCH NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT/NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN
Số thứ tự | Chủ sở hữu /Thành viên công ty TNHH /Cổ đông sáng lập/cổ đông là tổ chức nước ngoài | Tên người đại diện theo pháp luật/ người đại diện theo ủy quyền | Ngày, tháng, năm sinh | Giới tính | Quốc tịch | Dân tộc | Địa chỉ liên lạc | Số, ngày cấp, cơ quan cấp Giấy tờ pháp lý của cá nhân | vốn được ủy quyền | Chữ ký của người đại diện theo pháp luật/người đại diện theo ủy quyền | Ghi chú | ||
Tổng giá trị vốn được đại diện (bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài, nếu có) | Tỷ lệ (%) | Thời điểm đại diện phần vốn | |||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…, ngày…..tháng….năm…..
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT/ CHỦ TỊCH CÔNG TY/
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY
(Ký và ghi họ tên)
2. Hướng dẫn soạn mẫu danh sách người đại diện theo ủy quyền:
Trong quá trình lập danh sách người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật:
– Danh sách người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp cần phải bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản như sau: Thông tin về chủ sở hữu, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông sáng lập của công ty cổ phần, cổ đông được xác định là các tổ chức nước ngoài, tên người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền, ngày tháng năm sinh của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thông tin về địa chỉ liên lạc, số vốn được ủy quyền theo quy định của pháp luật, chữ ký của người đại diện theo ủy quyền, ghi chú tất cả những vấn đề cần thiết;
– Tại mục “vốn được ủy quyền” thì sẽ không cần phải kê khai đối với trường hợp kê khai người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp;
– Đối với mục “danh sách người đại diện theo pháp luật/người đại diện theo ủy quyền”, doanh nghiệp sẽ lựa chọn kê khai người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của bản thân;
– Cuối cùng, ký và ghi rõ họ tên. Khi đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ ký trực tiếp. Trong trường hợp đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật thì chủ tịch công ty hoặc chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty sau chuyển đổi sẽ ký trực tiếp. Trong trường hợp Tòa án hoặc Trọng tài chỉ định người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì người được chỉ định sẽ ký trực tiếp;
– Trong quá trình lập danh sách người đại diện theo ủy quyền, cần phải ghi rõ ngày/tháng/năm lập danh sách đó.
3. Trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Văn bản hợp nhất
– Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông công ty là tổ chức phải được xác định là cá nhân được ủy quyền, quá trình ủy quyền phải được lập thành văn bản, tuân thủ đầy đủ về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
– Trường hợp điều lệ công ty không có quy định cụ thể, thì việc cử người đại diện theo ủy quyền sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau: Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền cho tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền, tổ chức là cổ đông đối với công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể tiến hành hoạt động ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền;
– Trong trường hợp chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì cần phải xác định cụ thể đối với phần vốn góp, số cổ phần cho mỗi người đại diện theo ý quyền đó. Trong trường hợp chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông công ty không xác định phần vốn góp, số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền thì phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho tất cả những người đại diện theo ủy quyền;
– Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền bắt buộc phải được gửi đến công ty, văn bản đó chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được văn bản. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền cần phải bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Tên và mã số doanh nghiệp, trụ sở chính của chủ sở hữu hoặc thành viên hoặc cổ đông, số lượng người đại diện theo ủy quyền, tỷ lệ sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp tương ứng đối với mỗi người đại diện theo ủy quyền, thông tin cá nhân của người đại diện theo ủy quyền, thời hạn ủy quyền, ngày bắt đầu được đại diện, chữ ký của các bên tham gia quan hệ ủy quyền;
– Người đại diện theo ủy quyền cần phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây: Không thuộc đối tượng căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Văn bản hợp nhất luật doanh nghiệp năm 2022, đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn và các điều kiện khác do điều lệ công ty quy định.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Văn bản hợp nhất luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định về trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền. Cụ thể như sau:
– Người đại diện theo ủy quyền sẽ nhân danh chủ sở hữu, thành viên và cổ đông của công ty để thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên và cổ đông đó tại hội đồng thành viên, tại hội đồng cổ đông theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Mọi hạn chế của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông đối với người đại diện theo ủy quyền trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên và cổ đông công ty tương ứng tại Hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ đông sẽ đều không có hiệu lực đối với bên thứ ba;
– Người đại diện theo ủy quyền sẽ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia đầy đủ cuộc họp hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ đông phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ được ủy quyền một cách tốt nhất, trung thực, cẩn trọng, vô tư khách quan, bảo vệ tốt nhất lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, thành viên và cổ đông đã cử đại diện;
– Người đại diện theo ủy quyền sẽ phải có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, thành viên và cổ đông đại diện cho các hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Chủ sở hữu, thành viên và cổ đông cử đại diện sẽ phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước bên thứ ba đối với các trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp;
– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
– Công văn 7498/BKHĐT-ĐKKD của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đính chính Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT.
THAM KHẢO THÊM: