Các đơn vị có vũ khí, công cụ hỗ trợ cần thanh lý cần có văn bản thể hiện các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ muốn thanh lý đề nghị lên các cơ quan có thẩm quyền quyết định về việc thanh lý đó. Văn bản đề nghị này có tên gọi đó chính là Danh mục vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý (07-DMTL).
Mục lục bài viết
1. Danh mục vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý là gì?
Thanh lý dưới góc độ bán tài sản thì đó là việc bán một tài sản nào đó mà tài sản này đã quá cũ, không còn nhiều giá trị sử dụng.
Nên có thể hiểu thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ chính là việc bán các vũ khí, công cụ hỗ trợ đã cũ, không còn hoặc hầu như không còn giá trị sử dụng nữa. Việc thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ này được quy định tại Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ: “7. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được thu hồi, thanh lý hoặc tiêu hủy.” (Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi bổ sung năm 2019)
Tại Điều 4. Quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ Nghị định số 79/2018/NĐ- CP quy định tại điểm b, Khoản 2 như sau:
2. Chế độ quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
“Hàng năm, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải có kế hoạch tổ chức kiểm tra kỹ thuật, đánh giá chất lượng, phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được trang bị, sử dụng. Đối với vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không còn khả năng sử dụng, hết hạn sử dụng phải báo cáo cơ quan trang bị, cấp giấy phép sử dụng giấy xác nhận đăng ký để thu hồi, thanh lý, tiêu hủy;”
Như vậy, có thể thấy các đơn vị trực tiếp sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ không được trực tiếp tiến hành thanh lý các vũ khí, công cụ hỗ trợ không còn giá trị sử dụng đó. Mà hoạt động thanh lý đó phải do các chủ thể trang bị các vũ khí, công cụ hỗ trợ cho các đơn vị sử dụng đó. Khi có các vũ khí, công cụ hỗ trợ không còn giá trị sử dụng, thì cần phải đề nghị lên các đơn vị trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ để đơn vị này quyết định việc thanh lý.
Như vậy, có thể hiểu Danh mục vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý chính là văn bản do đơn vị sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ lập gửi lên đơn vị trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ nhằm đề nghị thanh lý các vũ khí, công cụ hỗ trợ không còn giá trị sử dụng tại cơ quan đề nghị này.
Danh mục vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý (07- DMTL) là Danh mục vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý được sử dụng trong các đơn vị được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc quản lý của Tổng cục Hải quan, đó chính là Tổng cục Hải quan, lực lượng điều tra chống buôn lậu, Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Danh mục vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý (07- DMTL) chính là văn bản do các cơ quan này lập.
Danh mục vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý (07- DMTL) được dùng để liệt kê các vũ khí, công cụ hỗ trợ hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng tại các đơn vị sử dụng nhằm gửi lên cơ quan trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ để các cơ quan này quyết định hoạt động thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng đó. Danh mục vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý (07- DMTL) nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nguồn gốc, xuất xứ của từng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, tình trạng hiện tại của các vũ khí, công cụ đó và đề xuất của đơn vị.
2. Mẫu Danh mục vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý (07- DMTL):
Danh mục vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý (07- DMTL) được quy định trong Phụ lục của Quy chế quản lý sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan được ban hành theo Quyết định số 498/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 3 năm 2019 về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan. Mẫu văn bản như sau:
Mẫu số 07-DMTL
TỔNG CỤC HẢI QUAN
TÊN ĐƠN VỊ
——-
……., ngày ………. tháng ……. năm … (1)
DANH MỤC VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐỀ NGHỊ THANH LÝ
Tên VK, CCHT (2) | Ký hiệu (3) | Giấy phép sử dụng (4) | Nước sản xuất (5) | Năm sản xuất (6) | Năm sử dụng (7) | Giá trị theo sổ sách kế toán | Tình trạng kỹ thuật (8) | Đề xuất | Ghi chú | ||
Nguyên giá | Giá trị còn lại | ||||||||||
Nguồn NS | Nguồn khác | ||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………., ngày….. tháng….. năm……..
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên và đóng dấu)
3. Lập Danh mục vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý (07- DMTL):
(1) Ghi địa danh, ngày tháng năm lập biên bản
(2) Ghi tên vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý
(3) Ghi kí hiệu vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý
(4) Ghi giấy phép sử dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý
(5) Ghi nước sản xuất ra vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý
(6) Ghi năm sản xuất ra vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý
(7) Ghi năm sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý tại đơn vị
(8) Ghi tình trạng kỹ thuật của vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý
4. Hoạt động thanh lý, xử lý vũ khí, công cụ hỗ trợ:
Hoạt động thanh lý, xử lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được quy định tại Điều 12 Quy chế quản lý sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan được ban hành theo Quyết định số 498/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 3 năm 2019 về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan
Việc xử lý thanh lý các vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Tổng cục Hải quan, đó chính là Tổng cục Hải quan, lực lượng điều tra chống buôn lậu, Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải tuân theo quy định hiện hành về quản lý tài sản của nhà nước và đồng thời tuân theo quy định của Tổng cục Hải quan. Chủ thể có thẩm quyền thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ đó chính là Tổng cục Hải quan.
Các đơn vị tiến hành lập Hồ sơ đề nghị thanh lý, xử lý tài sản gửi về Tổng cục Hải quan quyết định. Hồ sơ đề nghị này gồm các văn bản: danh mục vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị xử lý, biên bản kiểm tra định kỳ vũ khí, công cụ hỗ trợ của đơn vị hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn.
Sau khi có quyết định thanh lý tài sản, thì sau khi có quyết định thanh lý tài sản, đơn vị thực hiện giao nộp vũ khí, công cụ hỗ trợ cho
Nếu vũ khí, công cụ hỗ trợ không còn đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ ( vũ khí, công cụ hỗ trợ hư hỏng, không đảm bảo tính năng, tác dụng…) nhưng đơn vị có nhu cầu sử dụng để trưng bày thì đơn vị tiến hành báo cáo Tổng cục Hải quan phê duyệt chủ trương làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày. Hoạt động báo cáo này được thể hiện bằng văn bản. Trong văn bản đề nghị nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nguồn gốc, xuất xứ của từng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Tổng cục Hải quan tiến hành phê duyệt đề nghị, sau khi được phê duyệt, thì đơn vị đề nghị lập hồ sơ làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ và nộp tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an). Thủ tục nộp hồ sơ được tuân thủ theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Đơn vị đề nghị thanh lý, hoặc đề nghị làm mất tính năng, tác dụng của công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày có trách nhiệm ghi cụ thể những nội dung đó vào sổ lý lịch vũ khí, công cụ hỗ trợ.
* Cơ sở pháp lý
– Luật Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017 được sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
– Thông tư số 17/2018/TT- BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Công an ban hành quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ;
– Quyết định số 498/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 3 năm 2019 về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan.