Mẫu danh mục tài liệu phục vụ hoạt động kiểm định đang thực hiện theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Mục lục bài viết
1. Mẫu danh mục tài liệu phục vụ hoạt động kiểm định:
(TÊN TỔ CHỨC) …
DANH MỤC TÀI LIỆU PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
STT | Tên tài liệu | Mã số | Tình trạng hiệu lực | Cơ quan ban hành | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
…, ngày … tháng … năm …
Đại diện tổ chức …
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
2. Kiểm định các loại máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải tuân thủ yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về vấn đề kiểm định trang thiết bị máy móc, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Theo đó:
-
Các loại máy móc, trang thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt trong lĩnh vực an toàn lao động bắt buộc phải thực hiện thủ tục kiểm định trước khi đưa các loại máy móc, trang thiết bị vật tư đó bao giờ dụng trên thực tế, đồng thời kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, được tiến hành bởi tổ chức hoạt động kiểm định kĩ thuật an toàn lao động;
-
Quá trình kiểm định các loại máy móc, trang thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động bắt buộc phải đảm bảo tính chính xác, minh bạch và khách quan, công khai;
-
Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết và cụ thể cơ quan có thẩm quyền cấp, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, quy trình, thủ tục, thành phần hồ sơ cấp mới, cấp lại, gia hạn, thu hồi đối với giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động của tổ chức hoạt động kiểm định kĩ thuật an toàn lao động, quy định cụ thể về tiêu chuẩn kiểm định viên đáp ứng yêu cầu để tiến hành hoạt động kiểm định đối với đối tượng kiểm định, kiểm định các loại máy móc và trang thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Theo đó thì có thể thấy, việc kiểm định các loại trang thiết bị máy móc, các loại vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động bắt buộc phải đảm bảo tính chính xác, công khai và minh bạch.
3. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức hoạt động kiểm định kĩ thuật an toàn lao động. Theo đó, tổ chức hoạt động kiểm định kĩ thuật an toàn lao động được xem là đơn vị sự nghiệp công lập hoặc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm định kĩ thuật an toàn lao động. Có một số quyền và nghĩa vụ như sau:
-
Thực hiện hoạt động kiểm định theo nội dung trong hợp đồng cung cấp dịch vụ;
-
Có quyền từ chối cung cấp dịch vụ kiểm định trong trường hợp không đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm định các loại máy móc, trang thiết bị vật tư;
-
Kiến nghị, khiếu nại và tố cáo đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật, cản trở hoạt động kiểm định;
-
Có quyền yêu cầu các tổ chức và cá nhân có đối tượng đề nghị kiểm định cung cấp các loại giấy tờ tài liệu thông tin phục vụ cho hoạt động kiểm định;
-
Có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ kiểm định trong phạm vi thực hiện, đối tượng được quy định cụ thể trong giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động kiểm định;
-
Thực hiện hoạt động kiểm định theo đúng quy trình kiểm định do Chính phủ quy định, lưu giữ hồ sơ kiểm định theo quy định của pháp luật về lưu giữ và quản lý giấy tờ;
-
Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định của mình, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại xảy ra trên thực tế, thu hồi kết quả kiểm định đã cấp khi phát hiện kết quả đó có sai phạm;
-
Hằng năm báo cáo lên cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, và cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động về tình hình hoạt động kiểm định đã thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chức hoạt động kiểm định kĩ thuật an toàn lao động được xem là một trong những đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cũng có thể là doanh nghiệp đăng ký cung ứng dịch vụ kiểm định kĩ thuật an toàn lao động. Cũng cần phải lưu ý thêm, căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về vấn đề điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kĩ thuật gây mất an toàn an ninh trật tự, mất vệ sinh lao động, sự cố kĩ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng. Theo đó:
-
Người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thành lập đoàn kiểm tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đoàn kiểm tra tai nạn lao động cấp cơ sở sẽ tiến hành hoạt động điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, ngoại trừ trường hợp đã điều tra hoặc vụ tai nạn lao động xảy ra được cơ quan có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
-
Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở bao gồm một số thành phần nhất định, trong đó có người sử dụng lao động, người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp bằng văn bản giữ chức danh trưởng Đoàn điều tra tai nạn lao động, các thành viên là đại diện trong ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập các tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác trong lĩnh vực an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên cơ bản khác;
-
Trong trường hợp tai nạn lao động làm bị thương một người lao động ở mức độ uy tín, người lao động đó làm việc không theo
hợp đồng lao động , cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động sẽ lập văn bản ghi nhận lại sự việc, tiếp tục báo cáo lên Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tai nạn; -
Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động cấp tỉnh cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thành lập đoàn kiểm tra tai nạn lao động cấp tỉnh đã tiến hành hoạt động điều tra tai nạn lao động đối với trường hợp chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người trở lên, trong đó bao gồm cả người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, điều tra lại vụ tai nạn lao động đã được đoàn kiểm tra tai nạn lao động cấp cơ sở điều tra khi có đơn lại hoặc đơn tố cáo hoặc trong trường hợp nhận thấy cần thiết.
Tóm lại, người làm công tác an toàn lao động cũng sẽ có quyền điều tra vụ tai nạn lao động trong trường hợp có tai nạn xảy ra.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
– Thông tư 06/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
THAM KHẢO THÊM: