Mẫu đăng ký thi đua cho giáo viên chủ nhiệm là biểu mẫu đăng ký danh hiệu thi đua cho cả năm học nhằm hưởng ứng phong trào thi đua do Ngành giáo dục đề ra. Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Danh hiệu thi đua và bản đăng ký thi đua của giáo viên:
1.1. Danh hiệu thi đua:
Danh hiệu thi đua được biết đến là giải thưởng nhằm biểu dương, tôn vinh các cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua. Danh hiệu thi đua bao gồm: danh hiệu thi đua cho cá nhân; danh hiệu thi đua cho tập thể; danh hiệu thi đua dành cho hộ gia đình.
Việc công nhận danh hiệu thi đua tạo động lực, khuyến khích mọi người, mọi tập thể phát huy tính năng động, sáng tạo, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao theo đúng mục tiêu đã đề ra trong nhiệm kỳ.
Theo quy định của pháp luật về Thi đua khen thưởng của giáo viên năm 2023 gồm: danh hiệu thi đua giáo viên lao động tiên tiến, danh hiệu thi đua giáo viên chiến sĩ thi đua cơ Sở, danh hiệu thi đua giáo viên chiến sĩ thi đua cấp bộ, danh hiệu thi đua giáo viên chiến sĩ thi đua toàn quốc. Để đạt được những danh hiệu cao quý nêu trên thì mỗi giáo viên cần phải đáp ứng những tiêu chí nhất định được ghi nhận trong Luật Thi đua khen thưởng.
1.2. Bản đăng ký thi đua của giáo viên:
Bản đăng ký thi đua cá nhân của giáo viên là biểu mẫu để mỗi giáo viên sẽ đăng ký cho bản thân về mục tiêu đặt ra trong một năm, một quý, một tháng với mục đích phấn đấu đạt được mục tiêu đó. Vào cuối học kỳ hoặc năm học sẽ là căn cứ để đối chiếu xem người đó có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình.
2. Những nội dung chính của Bản đăng ký thi đua của giáo viên chủ nhiệm:
Bản đăng ký thi đua của giáo viên chủ nhiệm gồm những nội dung chính sau:
– Thông tin cá nhân của giáo viên: họ tên, chức vụ, bộ môn, trường, đơn vị.
– Nội dung thi đua: Ghi rõ các công tác chuyên môn và kết quả mong muốn (tỷ lệ % hoàn thành).
– Các nội dung khác: Các mục tiêu về phẩm chất đạo đức, đoàn kết, chấp hành chủ trương, chính sách, học tập nâng cao trình độ, tham gia công tác đảng, hội, đoàn thể, tham gia các phong trào thi đua.
– Phấn đấu danh hiệu thi đua: Các danh hiệu thi đua nhà nước, của Đảng, đoàn thể và danh hiệu giáo viên giỏi mà giáo viên mong muốn đạt được.
– Chất lượng học sinh: Ghi rõ các chỉ tiêu về kết quả học tập, năng lực, phẩm chất và khen thưởng của học sinh cuối năm.
– Mục tiêu thi đua: giáo viên phải xác định rõ mục tiêu thi đua của mình trong năm học, bao gồm những chỉ tiêu cụ thể về chất lượng giảng dạy, kết quả học tập của học sinh, phương pháp sáng tạo, hoạt động ngoại khóa, phối hợp với phụ huynh và cộng đồng.
– Kế hoạch thực hiện: Trình bày cách thức thực hiện mục tiêu thi đua của mình, bao gồm những hoạt động cụ thể, thời gian, nguồn lực và phương thức kiểm tra đánh giá.
– Đăng ký sáng kiến: Ghi rõ tên sáng kiến, phạm vi áp dụng và hiệu quả sáng kiến mang lại.
– Cam kết và chữ ký: giáo viên cam kết thực hiện đúng và nghiêm túc bản đăng ký thi đua của mình, và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên. Giáo viên cũng phải ký tên và ghi rõ ngày tháng năm.
Bản đăng ký thi đua cá nhân của giáo viên chủ nhiệm là một tài liệu quan trọng để thể hiện quyết tâm và cam kết của giáo viên trong việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, quản lý lớp học và phát triển chuyên môn trong năm học. Bản đăng ký thi đua cũng là căn cứ để đánh giá và khen thưởng giáo viên cuối năm học.
Bản đăng ký cần được lãnh đạo đơn vị và Hội đồng thi đua – Khen thưởng theo dõi và tạo điều kiện để giáo viên phấn đấu hoàn thành tốt các nội dung đã đăng ký.
3. Mục đích của Bản đăng ký thi đua cá nhân của giáo viên chủ nhiệm:
Mục đích của bản thi đua dành cho giáo viên chủ nhiệm là gì?
Mục đích của bản thi đua là để:
– Khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên chủ nhiệm nâng cao trình độ, kỹ năng và phương pháp quản lý, giáo dục học sinh trường giáo dưỡng.
– Phát hiện, công nhận và nhân rộng những mô hình, kinh nghiệm tiên tiến, sáng tạo trong công tác của giáo viên chủ nhiệm.
– Tạo cơ hội cho giáo viên chủ nhiệm trao đổi, học hỏi và góp ý nhau để hoàn thiện bản thân và nâng cao chất lượng công tác.
– Góp phần xây dựng một đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao và uy tín trong lòng học sinh và xã hội.
4. Mẫu đăng ký thi đua dành cho giáo viên chủ nhiệm:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG:……………..
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
BẢN ĐĂNG KÍ THI ĐUA CÁ NHÂN CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
NĂM HỌC 20….. – 20…..
Họ và tên:…..
Chuyên ngành đào tạo:…..
Chức vụ:…..
Nhiệm vụ được phân công:…..
– Nhiệm vụ chính:…..
– Công tác kiêm nhiệm:…..
Hưởng ứng phong trào thi đua do nhà trường phối hợp với Công đoàn phát động trong năm học 20….. – 20…… Tôi xin đăng kí thi đua trong năm học 20….. – 20….. cụ thể như sau:
1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
– Hưởng ứng việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm học 20….. – 20….. bằng việc thực hiện phong trào do Chi bộ, BGH và Công đoàn nhà trường lựa chọn: “Mỗi thầy cô giáo làm thay đổi một học sinh”, đăng kí cụ thể:
Tên học sinh | Lớp | Nội dung ĐK làm thay đổi | Kết quả | Ghi chú |
– Bản thân luôn có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, tuyệt đối tin vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng.
– Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân.
– Gương mẫu thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cán bộ công chức, thực hiện tốt quy chế của ngành, các quy định của cơ quan đơn vị, quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
– Luôn giữ gìn phẩm chất, uy tín và danh dự của nhà giáo, có lối sống lành mạnh, thẳng thắn có ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, sai trái, đối xử công bằng và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người học.
Sống mẫu mực trong sáng, có uy tín trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân. Nêu cao tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác, quan hệ tốt với đồng nghiệp với học sinh và nhân dân.
– Trong giảng dạy luôn đem hết tinh thần trách nhiệm của người giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh đạt chất lượng tốt nhất, luôn trao đổi kinh nghiệm, học hỏi để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
– Luôn chăm lo đến sự phát triển toàn diện của học sinh; dân chủ trong quan hệ thầy trò; tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh.
– Chủ động hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh; tiếp thu và áp dụng kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục; biết chấp nhận sự khác biệt của đồng nghiệp góp phần xây dựng tập thể sư phạm tốt.
– Phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh, cộng đồng và tổ chức Đoàn, Đội trong trường tạo ra sự thống nhất trong việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, đảm bảo tính khách quan công bằng, chính xác và có tác dụng giáo dục học sinh.
2. Công tác chuyên môn:
– Soạn và giảng dạy đúng theo phân phối chương trình. Thực hiện theo chuẩn kiến thức kĩ năng, đảm bảo đúng nội dung, lồng ghép, giảm tải, tích hợp đúng quy định.- Nghiêm chỉnh chấp hành quy định: dạy thêm, học thêm theo Quyết định UBND tỉnh và của nhà trường.
– Thực hiện chấm và trả bài kiểm tra đúng quy định.
– Việc thực hiện hồ sơ sổ sách cá nhân luôn đảm bảo đúng quy định. Chất lượng giờ dạy luôn đạt.
– Sử dụng và làm đồ dùng dạy học đúng quy định. Đặc biệt luôn áp dụng tiết dạy công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng tiết dạy.
– Tham gia thao giảng, dự giờ và thực hiện chuyên đề đúng quy định.
– Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:……. ( bộ môn, số lượng đạt cấp huyện, tỉnh)
– Công tác phụ đạo học sinh yếu kém:
– Đăng kí tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:
– Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp.
– Công tác hướng dẫn học sinh lao động và hoạt động ngoại khóa:
– Chất lượng bộ môn giảng dạy:
Lớp | Hs | Chất lượng bộ môn | Ghi chú | |||||||
Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu (kém) | |||||||
TS | % | TS | % | TS | % | TS | % | |||
6 | ||||||||||
7 | ||||||||||
8 | ||||||||||
9 |
– Xếp loại học lực lớp chủ nhiệm:
STT | Lớp | Sĩ số | Xếp loại học lực | |||||||||
Giỏi % | Khá % | Trung bình % | Yếu % | Kém % | ||||||||
– Hạnh kiểm lớp chủ nhiệm
STT | Lớp | Sĩ số | Xếp loại hạnh kiểm | |||||||||
Giỏi % | Khá % | Trung bình % | Yếu % | Kém % | ||||||||
– Tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng:
– Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS:
– Tỉ lệ duy trì sĩ số (Tỉ lệ học sinh bỏ học):
3. Công tác kiêm nhiệm: (GV kiêm nhiệm công tác nào thì thể hiện nội dung đó)
a. Công tác tổ trưởng chuyên môn:
– Kết hợp với Hiệu trưởng, hiệu phó chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch năm học, chương trình hoạt động giáo dục.
– Triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
– Tổ chức họp tổ đúng quy định.
– Duyệt hồ sơ sổ sách giáo viên trong tổ đúng quy định.
– Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên, đánh giá, xếp loại vên chức vào cuối học kì, cuối năm học.
– Nêu rõ chỉ tiêu đăng kí của tổ:
+ Giáo viên giỏi trường:
+ GVCN giỏi: trường: huyện:
+ Học sinh giỏi huyện: Tỉnh:
+ Đạt lao động tiên tiến:
+ Chiến sĩ thi đua cơ sở:
+ HS đạt giải KHKT; NCKH: huyện Tỉnh:
b. Công tác thư viện: (đăng kí theo đặc thù công tác kiêm nhiệm)
c. Công tác thiết bị:
d. Công tác y tế chữ thập đỏ:
e. Công tác công đoàn:
4. Đăng kí thi đua danh hiệu cá nhân cuối năm: (Đánh dấu x vào dòng tương ứng )
– Đạt lao động tiên tiến: ……….hoàn thành nhiệm vụ:
Chiến sĩ thi đua cơ sở:
– Huyện khen:
– Giáo viên giỏi trường: huyện: tỉnh:
– GVCN giỏi cấp: Trường: huyện:
Trên đây là toàn bộ nội dung đăng kí thi đua của cá nhân tôi trong năm học 20….. – 20….., đề nghị hiệu trưởng nhà trường, hội đồng thi đua khen thưởng theo dõi, tạo điều kiện để bản thân tôi phấn đấu hoàn thành tốt các nội dung đăng kí đầu năm.
Ngày….tháng….năm….
Giáo viên đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN