Các nhà thầu đạt giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng vừa đã nêu ở trên được xem xét ưu tiên khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo đúng với các quy định của pháp luật về đấu thầu. Vậy mẫu đăng ký tham dự giải thưởng công trình chất lượng cao được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đăng ký tham dự giải thưởng công trình chất lượng cao:
Mẫu đăng ký tham dự giải thưởng công trình chất lượng cao được thực hiện theo phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 12/2013/TT-BXD Quy định tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng. Cụ thể như sau:
BẢN ĐĂNG KÝ THAM DỰ
GIẢI THƯỞNG CÔNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO
NĂM 20……
1. Thông tin công trình xây dựng:…
– Tên công trình:…
– Quy mô, cấp công trình:…
– Địa điểm xây dựng:…
– Ngày khởi công xây dựng:…
– Ngày hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng:…
– Giá trị dự toán xây lắp:…
2. Chủ đầu tư (hoặc đại diện có thẩm quyền của chủ đầu tư, Ban QLDA):..
3. Các nhà thầu chính tham gia xây dựng công trình:
– Thiết kế xây dựng:…
– Thi công xây dựng:…
– Giám sát thi công xây dựng:…
– Tư vấn quản lý dự án:…
4. Đơn vị đăng ký:…
– Tên người đại diện liên lạc:…
– Địa chỉ:…
– Điện thoại:… Fax:…
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA ĐƠN VỊ ĐĂNG KÝ
(ký tên, đóng dấu)
2. Các lợi ích khi đạt giải thưởng công trình xây dựng chất lượng cao:
Điều 8 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD 2023 quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng quy định về Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng, Điều này quy định về Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng như sau:
– Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng bao gồm có các hình thức sau:
+ Giải thưởng quốc gia về vấn đề chất lượng công trình xây dựng;
+ Giải thưởng công trình xây dựng chất lượng cao và những giải thưởng chất lượng khác.
– Các nhà thầu đạt giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng vừa đã nêu ở trên được xem xét ưu tiên khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo đúng với các quy định của pháp luật về đấu thầu. Giải thưởng được làm căn cứ để xem xét việc ưu tiên cho nhà thầu là các giải thưởng mà nhà thầu đạt được trong thời gian là 3 năm gần nhất tính đến khi đăng ký tham gia dự thầu. Chủ đầu tư phải có trách nhiệm quy định nội dung nêu trên trong hồ sơ mời thầu.
– Bộ Xây dựng tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất lượng công trình xây dựng theo đúng với những quy định tại khoản 4 Điều 162 Luật số
Theo quy định trên, Giải thưởng công trình xây dựng chất lượng cao là một trong những hình thức của giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng. Khi nhà thầu đạt giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng, trong đó có giải thưởng công trình xây dựng chất lượng cao thì được xem xét ưu tiên khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo đúng với quy định của pháp luật về đấu thầu. Giải thưởng được làm căn cứ để xem xét việc ưu tiên cho nhà thầu đó là các giải thưởng mà nhà thầu đạt được trong thời gian là 3 năm gần nhất tính đến khi đăng ký tham gia dự thầu.
Như vậy, qua các quy định trên thì các lợi ích khi đạt giải thưởng công trình xây dựng chất lượng cao bao gồm có:
– Nhà thầu được xem xét ưu tiên khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo đúng với những quy định của pháp luật về đấu thầu.
– Làm căn cứ để xem xét ưu tiên cho nhà thầu là các giải thưởng mà nhà thầu đạt được trong thời gian là 3 năm gần nhất tính đến khi đăng ký tham gia dự thầu.
3. Cơ quan có trách nhiệm tổ chức và xét duyệt giải thưởng công trình chất lượng cao:
Điều 162 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-VPQH năm 2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Xây dựng có quy định rằng Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước ở trong hoạt động đầu tư xây dựng và phải có những trách nhiệm nêu dưới đây:
– Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ văn bản quy phạm pháp luật về phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng.
– Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược về phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng.
– Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề án về phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng.
– Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy hoạch về phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng.
– Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch về phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng.
– Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về xây dựng; ban hành về những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng, văn bản hướng dẫn kỹ thuật xây dựng theo thẩm quyền và tiêu chí về những công trình xây dựng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên, đô thị sinh thái, đô thị thông minh.
– Tổ chức, quản lý quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; đưa ra những quy định về vấn đề xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng, định mức và giá xây dựng.
– Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; theo dõi, kiểm tra và đưa ra những kiến nghị xử lý chất lượng và an toàn của các công trình quan trọng quốc gia, công trình mà có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp ở trong quá trình đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng; quản lý về vấn đề chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý về vấn đề năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu ở trong hoạt động xây dựng; tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất lượng công trình xây dựng.
– Quản lý công tác cấp, cấp lại, điều chỉnh, chuyển đổi, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận và cả những kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác trong hoạt động đầu tư xây dựng theo thẩm quyền.
– Kiểm tra, thanh tra, giải quyết về những khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng.
– Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến về kiến thức, pháp luật về xây dựng.
– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng đến cho những cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
– Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong vấn đề thi công xây dựng công trình; thực hiện về công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình thuộc chuyên ngành quản lý.
– Phối hợp với những bộ, ngành, địa phương có liên quan trong kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các dự án.
– Xây dựng, quản lý về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng; quản lý, cung cấp về những thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng.
– Quản lý, lưu trữ các hồ sơ công trình xây dựng.
– Hợp tác quốc tế ở trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.
– Thực hiện những nhiệm vụ khác về hoạt động đầu tư xây dựng được Chính phủ giao.
Theo quy định trên thì một trong các trách nhiệm của Bộ Xây dựng đó chính là tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất lượng công trình xây dựng. Như vậy, có thể khẳng định được rằng cơ quan có trách nhiệm tổ chức và xét duyệt giải thưởng công trình chất lượng cao đó chính là Bộ Xây dựng.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 12/2013/TT-BXD Quy định tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng.
– Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD 2023 quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
– Văn bản hợp nhất 02/VBHN-VPQH năm 2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Xây dựng.
THAM KHẢO THÊM: