Rượu là loại hình sản phẩm mà nhà nước đặt sự quản lý rất chặt chẽ về khâu sản xuất cũng như tiêu dùng. Rượu có thể được sản xuất ở cơ sở sản xuất thủ công hoặc tại các nhà máy. Mà pháp luật cũng tạp điều kiện cho việc mua bán rượu giữa các chủ thể này nhưng cần đăng ký và được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại là gì?
- 2 2. Giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại và soạn thảo giấy đăng ký:
- 3 3. Hoạt động sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại:
1. Giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại là gì?
Rượu được hiểu là dạng dung dịch mà không thể hiện dưới dạng bia các loại; nước trái cây lên men các loại có độ cồn dưới 5% theo thể tích. Trong Khoản 1 Điều 3 Nghị định số
Sản xuất rượu thủ công chính là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết Nghị định số
Giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại là văn bản do cơ sở sản xuất rượu thủ công lập, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký cho phép cơ sở sản xuất này được sản xuất rượu bằng phương pháp thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại.
Giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại được dùng để thể hiện mong muốn được cơ quan có thẩm quyền cho phép được sản xuất rượu bán cho các cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để các cơ sở này chế biến lại. Giấy đăng ký này chính là một trong các căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp phép cho sản xuất rượu thủ công nhằm bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu chế biến lại.
2. Giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại và soạn thảo giấy đăng ký:
Giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại được ban hành trong Phụ lục của Nghị định số 17/2020/NĐ- CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Mẫu Giấy đăng ký như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
GIẤY ĐĂNG KÝ
Sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã………(5)
Tên tổ chức, cá nhân: …… (4)
Địa chỉ:……… Điện thoại: ………
Đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp như sau:
– Loại rượu: ……(2)……
– Quy mô sản xuất: ……..(3)……
….(4)……. xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại
CHỦ CƠ SỞ SẢN XUẤT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu(nếu có))
* Soạn thảo Giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
Giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại được hướng dẫn soạn thảo như sau:
(1): Tên doanh nghiệp mua rượu thủ công để chế biến lại.
(2): Ghi cụ thể loại sản phẩm rượu đăng ký sản xuất.
(3): Ghi sản lượng dự kiến, sản xuất (lít/năm).
(4): Tên tổ chức, cá nhân đăng ký sản xuất rượu thủ công.
(5) Ghi tên Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền
3. Hoạt động sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại:
Tại điều 10 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu quy định về điều kiện để sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại thì điều kiện phải có đó chính là có
Các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại có quyền không bắt buộc phải công bố chất lượng hàng hóa, dán tem rượu, ghi nhãn hàng hóa rượu. Theo quy định thì rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa, tuy nhiên quy định này không áp dụng trong trường hợp sản xuất rượu thủ công về để chế biến lại. Rượu được sản xuất thủ công rồi phải trải qua quy trình chế biến lại chứ không được cung cấp ra ngoài thị trường ngay, nên việc dán tem và ghi nhãn hàng hóa khi sản xuất rượu thủ công để chế biến là việc không cần thiết, đồng thời việc không cần dán tem, ghi nhãn hàng hóa còn giúp giảm chi phí cũng như thời gian sản xuất.
Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp cho các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ nếu trường hợp cá nhân, tổ chức bị kiểm tra.
Thứ ba, cá nhân, tổ chức sản xuất rượu để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại có nghĩa vụ đăng ký sản xuất rượu thủ công với Ủy ban nhân dân cấp xã. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền đăng ký ở đây chính là Ủy ban nhân dân cấp xã, cá nhân sẽ gửi Giấy đề nghị lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân, tổ chức có cơ sở sản xuất rượu để đề nghị cấp phép. Sau khi được cấp phép, thì các cá nhân, tổ chức này phải chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
Thứ tư, các cá nhân, tổ chức sản xuất rượu không được bán rượu cho tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp đã ký hợp đồng mua bán để chế biến lại với cá nhân, tổ chức sản xuất rượu thủ công. (Điều 17 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu)
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại trên địa bàn về Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng vào trước ngày 30 tháng 01 hàng năm,
Và Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh cũng như báo cáo tình hình sản xuất thủ công để bán cho các cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, tình hình bán lẻ rượu năm trước trên địa bàn Đối với rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên vào trước trước ngày 15 tháng 02 hằng năm về Sở Công Thương.
* Cơ sở pháp lý
– Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu
– Nghị định số 17/2020/NĐ- CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.