Hiện nay, quy định về giảm trừ gia cảnh là vấn đề mà nhiều quý bạn đọc quan tâm đến. Vậy, pháp luật quy định Mẫu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh có nội dung và hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giảm trừ gia cảnh được hiểu như thế nào?
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú. Bên cạnh đó, người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng. Do đó, khi đăng ký người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh sẽ có lợi trong việc giảm số tiền chịu thuế mà cá nhân phải chịu.
Căn cứ theo Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định Giảm trừ gia cảnh như sau:
– Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
+ Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
+ Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
– Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
– Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
+ Con bị tàn tật, không có khả năng lao động; Con chưa thành niên;
+ Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động;
Trong bài viết này, Luật Dương Gia gửi đến các bạn
2. Mẫu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh :
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐĂNG KÝ NGƯỜI PHỤ THUỘC GIẢM TRỪ GIA CẢNH
[04] Họ và tên cá nhân có thu nhập:..[01] Lần đầu: [02] Bổ sung lần thứ:
[03] Mã số thuế: |
[04] Địa chỉ cá nhân nhận
[[05] Nơi đăng ký giảm trừ người phụ thuộc (Tổ chức, cá nhân trả thu nhập/cơ quan quản lý):
[06] Mã số thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập: |
I. Người nộp thuế đã có MST/CMND/Hộ chiếu | ||||||||||||||||||||
STT | Họ và tên | Ngày sinh | Mã số thuế | Quốc tịch | Số CMND / Hộ chiếu | Quan hệ với người nộp thuế | Thời điểm bắt đầu tính giảm trừ (tháng/năm) | Thời điểm kết thúc tính giảm trừ (tháng/năm) | ||||||||||||
[07] | [08] | [09] | [10] | [11] | [12] | [13] | [14] | [15] | ||||||||||||
1 | ||||||||||||||||||||
2 | ||||||||||||||||||||
3 | ||||||||||||||||||||
… | ||||||||||||||||||||
II. Người nộp thuế chưa có MST/CMND/Hộ chiếu | ||||||||||||||||||||
STT | Họ và tên | Thông tin trên giấy khai sinh | Quốc tịch | Quan hệ với người nộp thuế | Thời điểm bắt đầu tính giảm trừ (tháng/năm) | Thời điểm kết thúc tính giảm trừ (tháng/năm) | ||||||||||||||
Ngày sinh | Số | Quyển số | Nơi đăng ký | |||||||||||||||||
Quốc gia | Tỉnh/ Thành phố | Quận/ Huyện | Phường/ Xã | |||||||||||||||||
[16] | [17] | [18] | [19] | [20] | [21] | [22] | [23] | [24] | [25] | [26] | [27] | [28] | ||||||||
1 | ||||||||||||||||||||
2 | ||||||||||||||||||||
3 | ||||||||||||||||||||
… | ||||||||||||||||||||
… | ||||||||||||||||||||
(MST: Mã số thuế; CMND: Chứng minh nhân dân)
Tôi cam đoan những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai./.
…..…,ngày … tháng … năm …
CÁ NHÂN CÓ THU NHẬP
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Lưu ý khi khai Mẫu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh:
Theo
1) Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:
1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
1.2) Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc
Ví dụ: Ông E là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc liên tục từ ngày 01/3/2014. Đến ngày 15/11/2014, ông E kết thúc
Ví dụ: Bà G là người nước ngoài đến Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 21/9/2013. Ngày 15/6/2014, Bà G kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ ngày 21/9/2013 đến ngày 15/6/2014 Bà G có mặt tại Việt Nam 187 ngày. Như vậy trong năm tính thuế đầu tiên (từ ngày 21/9/2013 đến ngày 20/9/2014), Bà G được xác định là cá nhân cư trú của Việt Nam và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 9/2013 đến hết tháng 6/2014.
1.3) Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
2.4) Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
4. Dịch vụ pháp lý của Dương Gia:
– Tư vấn thuế – tài chính, tư vấn thuế thu nhập cá nhân trực tuyến miễn phí;
– Tư vấn trực tuyến qua tổng đài các vấn đề về mẫu đăng ký người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và mẫu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh.
– Tư vấn trực tiếp tại văn phòng các vấn đề về mẫu đăng ký người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và mẫu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh.
– Soạn thảo mẫu đăng ký người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và mẫu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh.
– Liên hệ luật sư giải quyết các vấn đề về mẫu đăng ký người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và mẫu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh