Hiến máu là một hành động nhân đạo mà chúng ta đều nên làm. Hiện nay Viện huyết học Trung Ương Hà Nội đã có ứng dụng đăng ký hiến máu tình nguyện nên bạn có thể đăng ký trực tiếp rên ứng dụng và trả lời những thông tin ngay trên đó.
Mục lục bài viết
1. Đơn đăng ký hiến máu nhân đạo là gì?
Đơn đăng ký hiến máu tình nguyện là mẫu đơn do cá nhân viết gửi Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện hoặc Hội Chữ thập đỏ trường.
Mục đích của đơn đăng ký hiến máu nhân đạo:
Đơn đăng ký hiến máu tình nguyện là mẫu đơn ghi nhận việc một cá nhân có nghĩa cử cao đẹp thực hiện việc hiến máu cứu giúp người đang cần máu.
2. Mẫu đăng ký hiến máu nhân đạo tham khảo:
Mẫu 1:
TỈNH ĐOÀN….
ĐOÀN TRƯỜNG …
ĐOÀN TNCS
…., ngày … tháng …. năm ………
MẪU ĐĂNG KÝ HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO
THỜI GIAN: ………. NGÀY ……….TẠI ……
Họ và tên:………..
Ngày sinh:……
Quê quán:……..
Lớp: …….. Khoa:…
Số lần đã hiến máu:……..
Điện thoại:….. Mail:……
Ngày VP Đoàn nhận đơn:…………
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
ĐƠN XIN HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
Kính gửi: – Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện ………;
– Hội Chữ thập đỏ trường THPT ………..;
Em tên là:……
Ngày sinh:……..
Là hội viên chi hội Chữ thập đỏ lớp thuộc Hội Chữ thập đỏ trường THPT .
Qua tìm hiểu về lợi ích của phong trào hiến máu tình nguyện, em thấy phong trào rất có ích, nó giúp cho rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi cảnh nguy kịch vì thiếu máu. Đồng thời, em cảm thấy mình có đầy đủ sức khỏe theo yêu cầu để có thể tham hiến máu tình nguyện. Em muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào công việc nhân đạo này.
Vì vậy, em làm đơn này, kính xin quý cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho em được tham gia hoạt động ý nghĩa này.
Nếu được đồng ý, em xin chân thành cảm ơn.
…., ngày ….. tháng …… năm ………….
Ý kiến của phụ huynh học sinh
(Có kèm chữ kí của phụ huynh)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đăng ký hiến máu nhân đạo:
Phần kính gửi người làm đơn sẽ ghi rõ tên của đơn vị tiếp nhận đơn.
Phần nội dung của đơn yêu cầu người làm đơn cung cấp những thông tin cần thiết như tên, ngày tháng năm sinh , số căn cước công dân( số chứng minh nhân dân), số điện thoại liên lạc địa chỉ thường trú,..
Cuối đơn người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên, đối với người làm đơn là học sinh THPT thì cần ý kiến của cha mẹ.
4. Lợi ích của việc hiến máu nhân đạo:
Máu là một mô lỏng, lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể.
– Lượng máu ở người khỏe mạnh tương đối ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, cân nặng… Lượng máu tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể, mỗi người có trung bình từ 70 – 80ml máu/kg cân nặng. Lượng máu tương đối ổn định nhờ cơ chế điều hòa giữa lượng máu sinh ra ở tủy xương và lượng máu bị mất đi hàng ngày. Tuy vậy, nếu mất một lượng máu quá lớn hoặc chức năng sinh máu của tủy xương bị rối loạn thì lượng máu trong cơ thể mất ổn định.
– Lượng máu liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ thể như khi mất nhiều mồ hôi, hoặc mất nước thì lượng máu có thể giảm do bị cô đặc. Trong những trường hợp bệnh lý như thiếu máu do mất máu, do suy tủy… lượng máu trong cơ thể sẽ bị thay đổi tùy thuộc tình trạng bệnh lý. Nếu mất trên 1/3 tổng lượng máu thì cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, có thể gây sốc, thậm chí bị tử vong.
Đối tượng hiến máu:
– Người khỏe mạnh, hoàn toàn tự nguyện hiến máu.
+ Tuổi: từ 18 – 60.
+ Cân nặng: ≥ 42 kg với nữ và ≥ 45kg với nam. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng.
+ Huyết sắc tố: ≥ 120 g/l
+ Không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác (vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C, giang mai…).
Đã hiến máu lần gần nhất trước đó 12 tuần hoặc hiến thành phần máu lần gần nhất trước đó 3 tuần.
+ Phụ nữ không có thai hoặc không nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi.
– Mang theo một trong các loại giấy tờ tùy thân: CMND, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe…
– Người khỏe mạnh mỗi lần hiến không quá 9 ml/kg cân nặng. Người có cân nặng từ 45 – 50 kg có thể hiến 350 ml máu toàn phần, người từ 50 kg trở lên có thể hiến 450 ml máu toàn phần.
Những đối tượng không nên hiến máu:
– Vừa uống rượu, bia.
– Có các bệnh mãn tính: Tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày, thần kinh, tâm thần, nội tiết.
– Đang mắc các bệnh cấp tính.
– Đã nhiễm nhiễm HIV, viêm gan B, C và các bệnh truyền qua đường máu khác.
– Có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, viêm gan B, C và các bệnh truyền qua đường máu -khác trong 12 tháng gần đây.
– Nghiện ma túy.
– Có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người.
– Nam giới có quan hệ tình dục với người cùng giới khác.
* Những người mắc các bệnh lý như AIDS hay viêm gan không nên tham gia hiến máu. Những người đã tiêm chích vắc xin hay từng trải qua phẫu thuật, hoặc đang bị ung thư, tiểu đường, cảm lạnh hay cảm cúm nên thảo luận với chuyên gia y tế trước khi hiến máu. Phụ nữ đang có thai nên có được sự đồng ý của bác sĩ để tránh những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra.
Trước khi đi hiến máu bạn hay đảm bảo giấc ngủ, hãy đi ngủ trước 10 giờ tối. Sáng hôm sau trước khi đi hiến máu bạn hãy ăn đồ ăn nhẹ, không ăn những thức ăn có nhiều nước như bún phở. Điều này có thể khiến máu của bạn bị loãng sẽ ảnh hưởng đến việc hiến máu, hãy ăn trước 30ph khi hiến máu là tốt nhất.
Chế độ nghỉ ngơi sau khi hiến máu:
Sau khi hiến máu, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng trong ngày. Nếu xuất hiện các triệu chứng như choáng váng, buồn nôn, đau đầu, bạn có thể liên hệ với bác sĩ tại nơi hiến máu để được thăm khám và chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Cụ thể, bạn sẽ cần làm những việc dưới đây:
– Uống khoảng 4 ly nước và tránh các thức uống có cồn trong suốt 24 giờ sau hiến máu
– Giữ chặt miếng bông dán lên vết tiêm trong khoảng 5 phút để cầm máu và giữ miếng miếng băng cá nhân tại vị trí lấy máu đó trong vài giờ sau đó
– Để tránh viêm nhiễm da tại vùng lấy máu, bạn nên vệ sinh vùng da xung quanh băng cá nhân bằng xà phòng và nước sạch.
– Hạn chế tuyệt đối các hoạt động bưng bê nặng hay các bài tập với cường độ cao trong ngày
– Nếu vị trí vết tiêm bắt đầu chảy máu, để máu ngưng chảy, bạn nên gập tay lại sao cho bàn tay chạm vai trong khoảng 5−10 phút hoặc cho tới khi máu ngưng chảy
Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc đau đầu nhẹ thì hãy ngưng hoạt động, ngồi im hoặc nằm xuống cho tới khi bạn cảm thấy khỏe hơn.
– Tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá cao như tắm nước nóng, ngồi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và uống nước nóng trong vòng 6 giờ sau đó.
Lợi ích của việc hiến máu
Lợi ích của việc hiến máu trước hết là đến từ mặt tinh thần. Việc hiến máu là một cử chỉ cao đẹp biểu hiện cho lòng nhân ái, bao dung. Hiến máu sẽ giúp con người gia tăng những suy nghĩ tích cực về mặt tinh thần.
Về mặt thể chất, lợi ích của việc hiến máu biểu hiện qua việc nó giúp làm giảm huyết áp. Sức khỏe được cải thiện sẽ giúp con người sống vui tươi, hạnh phúc hơn.
Trước khi hiến máu, người hiến sẽ được yêu cầu thực hiện một bài khám sức khỏe nhỏ bao gồm kiểm tra tổng quát sức khỏe nhằm đảm bảo người hiến máu không mắc các bệnh liên quan đến huyết áp hay nhiễm khuẩn.
1. Chứng rối loạn do hấp thu quá nhiều sắt
Lợi ích sức khỏe của việc hiến máu bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh hemochromatosis (chứng rối loạn do hấp thu quá nhiều sắt). Đây là tình trạng sức khỏe phát sinh do cơ thể hấp thụ sắt nhiều quá mức. Bệnh cũng có thể do yếu tố di truyền hoặc do uống quá nhiều rượu, bia, chứng thiếu máu hoặc các chứng rối loạn khác gây ra.
2. Giảm nguy cơ ung thư
Hiến máu cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Bằng cách hiến máu, hàm lượng sắt tích tụ trong cơ thể sẽ được duy trì ở mức lành mạnh có lợi cho sức khỏe. Nguy cơ bị ung thư gan, phổi, dạ dày, ruột già và cổ họng giảm dần khi tần suất hiến máu tăng lên nhờ giảm lượng sắt dự trữ trong cơ thể.
3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Hiến máu có tác dụng tích cực trong việc làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và gan do tình trạng cơ thể thừa sắt quá mức gây ra. Một chế độ ăn uống giàu sắt có thể làm tăng nồng độ sắt trong máu.
4. Tái tạo các tế bào máu mới
Sau khi hiến máu, cơ thể sẽ hoạt động để bổ sung lại lượng máu đã mất. Điều này sẽ kích thích quá trình sản sinh các tế bào máu mới và nhờ đó, các tế bào mới sẽ luân phiên giúp duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh.
5. Đốt cháy calo
Mỗi lần hiến máu cơ thể bạn sẽ tiêu tốn khoảng 650 – 700 Kcal. Cân nặng của bạn có liên quan tới việc hấp thu calo và vì vậy, hiến máu có thể hỗ trợ bạn kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, thời gian hiến máu an toàn nhất là khoảng hai hoặc ba tháng 1 lần và không được nhiều hơn. Mức độ thường xuyên này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ hemoglobin và sắt trong máu của từng người.