Do nhu cầu làm việc và học tập mà người dân thường xuyên di chuyển, đổi địa điểm cư trú của mình, đặc biệt là ở các thành phố lớn, để quản lý được tình trạng cư trú của người dân là một điều vô cùng khó khăn. Chính vì thế, phiếu xác minh tình trạng cư trú ra đời.
Mục lục bài viết
1. Phiếu xác minh tình trạng cư trú là gì?
Thông tin về địa chỉ cư trú của mỗi người là một trong những thông tin quan trọng và cần thiết để các chủ thể liên lạc với nhau. Một người có thể dễ dàng tìm ra nơi sinh sống của người khác thông qua địa chỉ cư trú mà người đó cung cấp. Ngoài ra, việc xác minh địa chỉ cư trú của các cá nhân còn giúp cho Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Khi có các vấn đề pháp lý xảy ra, các cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện điều tra, truy tìm các chủ thể dựa trên địa chỉ cư trú đã được xác minh trước đó. Phiếu xác minh tình trạng cư trú được sử dụng phổ biến trong thực tế và có vai trò, ý nghĩa quan trọng.
Phiếu xác minh tình trạng cư trú là mẫu phiếu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để xác minh về tình trạng cư trú của các cá nhân. Mẫu nêu rõ nội dung xác minh, thông tin cần xác minh, tình trạng cư trú của người được xác minh, nội dung đề nghị xác minh,… Mẫu phiếu xác minh tình trạng cư trú được ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA của Bộ công an quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú và có hiệu lực từ ngày 01/7/2021. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, cán bộ đề xuất và thủ trưởng cơ quan cần ký và ghi rõ họ tên của mình để biên bản có giá trị trên thực tế.
2. Mẫu phiếu xác minh tình trạng cư trú chi tiết:
……(1)
……(2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Mẫu CT10 ban hành
theo TT số 56 /2021/TT-BCA ngày 15/5/2021
PHIẾU XÁC MINH THÔNG TIN VỀ CƯ TRÚ
Kính gửi (3):…
Đề nghị xác minh trường hợp:
Ảnh 4×6 cm (áp dụng đối với trường hợp đã được cấp thẻ Căn cước công dân) | 1. Họ, chữ đệm và tên: 2. Họ, chữ đệm và tên gọi khác (nếu có): 3. Ngày, tháng, năm sinh:……/…….…/………… 4. Giới tính: 5. Số định danh cá nhân/CMND: 6. Dân tộc: 7. Tôn giáo: 8. Quốc tịch: |
9. Nơi đăng ký khai sinh:…………. 10. Quê quán:…………….. 11. Nơi thường trú:……… 12. Nơi tạm trú:……………. 13. Nơi ở hiện tại:……….. 14. Nghề nghiệp, nơi làm việc:……………. 15. Họ, chữ đệm và tên cha:……………. Số ĐDCN/CMND: 16. Họ, chữ đệm và tên mẹ: Số ĐDCN/CMND: 17. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ:……… Số ĐDCN/CMND: |
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ XÁC MINH (4)
Kết quả xác minh xin gửi về(2)
trước ngày….tháng………..năm……
……,.ngày……….tháng….năm…….
CÁN BỘ ĐỀ XUẤT
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Chữ ký số của cán bộ đề xuất)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
(Chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan)
… … | NỘI DUNG TRẢ LỜI XÁC MINH |
1. Kết quả xác minh:………
2. Nhận xét và đề xuất:………
…,.ngày……….tháng…..…….năm….
CÁN BỘ ĐỀ XUẤT
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Chữ ký số của cán bộ đề xuất)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
(Chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan)
3. Hướng dẫn soạn thảo phiếu xác minh tình trạng cư trú:
(1) Cơ quan cấp trên của cơ quan đăng ký cư trú.
(2) Cơ quan gửi yêu cầu xác minh.
(3) Cơ quan nhận yêu cầu xác minh.
(4) Ghi tóm tắt, rõ nội dung cần xác minh và thông tin về các nhân khẩu kèm theo (nếu có).
4. Một số quy định về cư trú:
4.1. Cư trú là gì?
– Theo Khoản 2 Điều 2 Luật cư trú 2020 quy định nội dung sau đây: Cư trú được hiểu là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật, cư trú là việc công dân đang sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú.
– Các công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật cư trú và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú.
– Cần lưu ý rằng, quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quy định theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trong các văn bản pháp luật liên quan.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của công dân về cư trú:
Theo Điều 8, Điều 9 Luật cư trú năm 2020, quyền và nghĩa vụ cư trú của công dân được quy định cụ thể với nội dung như sau:
– Quyền của công dân về cư trú
+ Được Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật Cư trú và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Được bảo đảm bí mật thông tin về hộ gia đình, thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, ngoại trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
+ Được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu; Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
+ Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.
+ Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.
+ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú.
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật
Nghĩa vụ của công dân về cư trú bao gồm các nghĩa vụ sau đây:
– Phải thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp.
– Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
5. Một số quy định về người cư trú:
5.1. Người cư trú là gì?
Theo quy định của Luật cư trú và các văn bản pháp luật liên quan, ta có thể hiểu, người cư trú là các cá nhân hay tổ chức thỏa mãn các điều kiện về cư trú mà pháp luật Việt Nam quy định thì sẽ được coi là người cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Bởi vì là các đối tượng chủ thể khác nhau nên điều kiện để được thừa nhận là người cư trú cũng khác nhau, cụ thể được quy định như sau:
– Thứ nhất: Đối với đối tượng là cá nhân thì được xác định là người cư trú khi thuộc một trong các trường hợp gồm:
+ Là công dân mang quốc tịch Việt Nam hiện đang cư trú hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Là người mang quốc tịch Việt Nam hiện đang cư trú tại nước ngoài với thời hạn dưới 1 năm.
+ Là người mang quốc tịch Việt Nam ra nước ngoài làm việc tại các văn phòng đại diện hoặc được cử đi theo quyết định của cơ quan ngoại giao.
+ Là người mang quốc tịch Việt Nam ra nước ngoài để du học, du lịch hay khám chữa bệnh.
– Thứ hai: Đối tượng là các tổ chức, cơ quan thì được xác định là người cư trú khi thuộc một trong các trường hợp sau đây, bao gồm:
+ Là các tổ chức tín dụng, các ngân hàng nước ngoài thành lập chi nhánh ở Việt Nam
+ Các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
+ Các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, quân đội, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội….
+ Cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện lãnh sự, các đơn vị sự nghiệp công lập khác.
5.2. Quy định của pháp luật về người cư trú:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đề được thừa nhận là người cư trú hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam thì các cá nhân cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây, cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Các cá nhân phải có mặt trên lãnh thổ Việt Nam ít nhất là 183 ngày được tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng kể từ thời điểm đầu tiên có mặt trên lãnh thổ Việt Nam.
– Thứ hai: Các cá nhân phải có nơi ở thường xuyên và hợp pháp ở Việt Nam, thực hiện đầy đủ các quy định về đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật hoặc có nhà thuê để ở theo quy định của Luật Nhà ở.