Khi chuyển địa điểm kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng đến công văn xin chuyển địa điểm hoạt động - kinh doanh để gửi đến sở thông tin và truyền thông thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh hiện tại để được phép chuyển sang địa điểm kinh doanh mới.
Mục lục bài viết
1. Mẫu công văn xin chuyển địa điểm hoạt động – kinh doanh là gì?
Công văn xin chuyển địa điểm hoạt động – kinh doanh là một văn bản mà các doanh nghiệp sẽ phải sử dụng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thường xuyên phải chuyển địa điểm kinh doanh, hoạt động để mở rộng quy mô hoặc thuận tiện cho việc kinh doanh.
Công văn xin chuyển địa điểm hoạt động – kinh doanh được sử dụng để gửi tới sở thông tin và truyền thông thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh để xin về việc chuyển địa điểm hoạt động kinh doanh sang một địa điểm mới trong trường hợp doanh nghiệp thường xuyên phải chuyển địa điểm kinh doanh, hoạt động để mở rộng quy mô hoặc thuận tiện cho việc kinh doanh.
Trong công văn xin chuyển địa điểm hoạt động – kinh doanh buộc phải có một số thông tin như địa điểm kinh doanh, hoạt động cũ, địa chỉ mới, có xác nhận của giám đốc công ty, doanh nghiệp. Công văn xin chuyển địa điểm hoạt động – kinh doanh sẽ giúp cho quá trình quản lý, giao dịch, hợp tác trở nên dễ dàng hơn.
2. Mẫu công văn xin chuyển địa điểm hoạt động – kinh doanh:
CÔNG TY ……..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
Số: ……./CV-………..
Về việc thay đổi địa điểm hoạt động
……., ngày….tháng…..năm……
Kính gửi: Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hà Nội
– Căn cứ biên bản họp của Ban lãnh đạo Công ty ngày…. tháng ……năm 20……;
– Căn cứ vào quyết định của Ban Giám đốc Công ty ngày …. tháng ….. năm 20…….;
– Căn cứ tình hình thực tế công ty.
Công ty chúng tôi xin được thông báo với Quý Sở nội dung sau:
Được sự cấp phép của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội Công ty …………… chúng tôi đã thay đổi địa chỉ hoạt động của trụ sở chính như sau:
– Địa chỉ cũ: …………
– Địa chỉ mới: …………
Điện thoại: ……………. Fax: ………………
Vậy xin thông báo tới Quý Sở được biết để thuận tiện cho quá trình giao dịch và hợp tác.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: HCNS.
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo công văn xin chuyển địa điểm hoạt động – kinh doanh:
– Về tên doanh nghiệp: CÔNG TY …… viết in hoa và được đặt nằm ở góc trái trên cùng của công văn.
– Về quốc hiệu, tiêu ngữ: “CỘNG HÒA – XÃ HỘI- CHỦ NGHĨA – VIỆT NAM” và “ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” cần được trình bày ở phía trên bên phải của khổ giấy A4 và được viết in hoa.
– Về nội dung công văn: phải nêu rõ Căn cứ biên bản họp của Ban lãnh đạo Công ty/ Căn cứ vào quyết định của Ban Giám đốc Công ty vào thời điểm nào; nêu rõ địa chỉ hoạt động cũ và địa chỉ hoạt động mới.
4. Thông tin liên quan:
4.1. Đặc điểm của địa điểm hoạt động kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp thực hiện mọi nghiệp thoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp và là nơi tổ chức thực hiện các hoạt động khác liên quan đến doanh nghiệp. Địa điểm hoạt động kinh doanh có các đặc điểm sau:
Địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng
Mọi hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào công ty, hạch toán phụ thuộc
Tại địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng và không được xuất hóa đơn
Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh công ty phải được đăng ký và hoạt động theo ngành nghề của công ty mẹ.
4.2. Những lưu ý khi thay đổi đại điểm hoạt động kinh doanh:
Tên doanh nghiệp liên hệ chặt chẽ với thương hiệu của doanh nghiệp. Dựa vào thực tế kinh doanh và nhu cầu thị trường mà không ít các doanh nghiệp muốn thay đổi tên khác phù hợp. Ngoài việc lựa chọn được tên công ty ưng ý thì doanh nghiệp cần hiểu những vấn đề thay đổi đi kèm như thay đổi con dấu doanh nghiệp, thay đổi thông tin hóa đơn, thông báo đến cơ quan quản lý thuế, thông báo đến ngân hàng, thông báo đến đối tác, Các giấy phép đủ điều kiện kinh doanh: Giấy phép lữ hành, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép vận tải, Văn bằng nhãn hiệu, … để việc thay đổi tên doanh nghiệp để không gặp trở ngại trong hoạt động kinh doanh tiếp theo.
– Hiện nay điểm khác biệt là khi doanh nghiệp có nhu cầu khắc dấu pháp nhân mới với tên công ty mới thì doanh nghiệp có quyền lựa chọn số lượng, hình thức con dấu và thậm chí được quyền giữ lại con dấu cũ với tên công ty cũ. Đây thực sự là bước đột phá trong quy định của
– Hiện nay, doanh nghiệp thực hiện khắc dấu và có trách nhiệm công bố mẫu dấu của doanh nghiệp sau đó được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận đã công bố mẫu dấu của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp công bố mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cần lưu lại Giấy công bố mẫu dấu (thay thế cho Giấy chứng nhận mẫu dấu trước đây) để khi doanh nghiệp thực hiện các thủ tục tại ngân hàng, các đơn vị khác cần xuất trình.
– Năm 2021,
4.3. Sự khác nhau giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh:
– Theo Khoản 1 Điều 45
Hiểu đơn giản, chi nhánh công ty có thể vừa thực hiện các giao dịch mua bán (theo ngành nghề của công ty mẹ) nhằm tạo ra doanh thu vừa có chức năng tiến hành các hoạt động liên quan đến pháp luật theo sự phân công, ủy quyền của trụ sở chính. Tùy vào mục đích thành lập mà chi nhánh công ty có quyền chọn lựa hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc hình thức hạch toán độc lập.
– Theo Khoản 3 Điều 45
Hiểu đơn giản, địa điểm kinh doanh là nơi thực hiện các giao dịch mua bán tại nhiều tỉnh, thành khác nhau nhằm: Giảm chi phí vận chuyển, tăng doanh thu hay tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc khách hàng…
– Chi nhánh có thể hoạch toán phụ thuộc hoặc độc lập. Như vậy chi nhánh có thể đăng ký mã số thuế riêng, hóa đơn riêng.
– Địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính. Hình thức kê khai thuế tập trung. Sử dụng hóa đơn của công ty. Hoạt động theo sự chỉ đạo của công ty.
– Địa điểm kinh doanh không được đăng ký và sử dụng con dấu.
– Chi nhánh công ty có thể đặt tại tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác không phải tỉnh thành phố đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.
Theo đó, có thể rút ra kết luận như sau:
– Ưu điểm của chi nhánh công ty so với địa điểm kinh doanh:
Chủ động hơn trong tổ chức hoạt động kinh doanh và các vấn đề khác trong nội bộ chi nhánh.
Việc thành lập chi nhánh tại những tỉnh, thành (khu vực tạo ra doanh thu cao cho doanh nghiệp), sẽ tiết kiệm tối đa chi phí về vận chuyển. Đồng thời, mang đến lòng tin, sự thuận tiện cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cho khách hàng. Đó là lý do các doanh nghiệp, tập đoàn chọn thành lập chi nhánh ở nhiều tỉnh, thành lớn thay vì địa điểm kinh doanh.
Chi nhánh có thể lựa chọn hình thức hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc, địa điểm kinh doanh phải phụ thuộc vào công ty hoặc chi nhánh.
Chi nhánh có MST riêng nên không cần phải làm thủ tục cấp MST 13 như địa điểm kinh doanh.
– Nhược điểm của chi nhánh công ty so với địa điểm kinh doanh:
Hồ sơ thành lập chi nhánh rắc rối hơn so với địa điểm kinh doanh.
Thủ tục giải thể chi nhánh phức tạp và lâu hơn địa điểm kinh doanh.
Nếu chi nhánh hạch toán độc lập phải thực hiện kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Nếu quy mô doanh nghiệp nhỏ, phải thực hiện khá nhiều nghĩa vụ liên quan đến thuế và các quy định pháp luật, sẽ ảnh hưởng đến thời gian, chi phí nhân sự cũng như các chi phí vận hành doanh nghiệp khác.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về mẫu công văn xin chuyển địa điểm hoạt động chi tiết nhất hiện nay và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất cùng các thông tin liên quan.