Thời hiệu là một trong như quy định quan trọng được áp dụng cho hầu hết các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cho cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ do pháp luật ấn định. Khi nghiên cứu về vấn đề thời hiệu có mẫu công văn về việc cho người bị kết án được hưởng thời hiệu thi hành bản án có nội dung.
Mục lục bài viết
1. Công văn về việc cho người bị kết án được hưởng thời hiệu thi hành bản án là gì?
Bản án hình sự là văn bản được tòa án ban hành, ghi nhận phán quyết cuối cùng của Tòa án đối với cá nhân, pháp nhân thương mại về kết quả giải quyết vụ án hình sự.
Thi hành bản án hình sự là việc các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các trình tự, thủ tục để thực thi các quyết định về hình sự của bản án hình sự như thi hành hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, án treo, biện pháp tư pháp.
Đối tượng của hoạt động thi hành án là việc đưa ra thi hành phần hình phạt trong bản án hình sự. Thế nhưng không phải đối với mọi hình phạt được tuyên trong bản án việc thi hành án hình sự đều diễn ra. Sau khi bản án có hiệu lực, tùy theo phán quyết của Tòa án sẽ quyết định giai đoạn thi hành án sẽ diễn ra như thế nào.
Chính vì đặc thù của từng hình phạt dẫn đến có một số hình phạt hoạt động thi hành án chỉ đơn giản diễn ra ngay tại phiên tòa do Tòa án tuyên như hình phạt cảnh cáo. Và cũng có những hình phạt do đặc thù của hình phạt đó mà luật đã chuyển giao hình phạt đó cho cơ quan thi hành án dân sự thi hành theo thủ tục như thi hành án dan sự (hình phạt tiền). Như vậy, trong hợp này việc thi hành án hình sự cũng không diễn ra, tùy thuộc vào loại hình phạt mà tòa án áp dụng để xác định việc còn hay không còn hoạt động thi hành án hình sự.
Khái niệm thời hiệu từ trước đến nay đều được hiểu theo
Trên cơ sở khái niệm này, tại Khoản 1 Điều 60 Bộ luật hình sự đã đưa ra giải thích rằng: thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do luật hình sự quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì cá nhân, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
Người bị kết án là cá nhân bị Tòa án kết tội bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Công văn về việc cho người bị kết án được hưởng thời hiệu thi hành bản án là văn bản do Viện kiểm sát gửi Tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền cho người bị kết án được hưởng thời hiệu về ý kiến của Viện kiểm sát về việc cho người bị kết án hưởng thời hiệu trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan.
Công văn về việc cho người bị kết án được hưởng thời hiệu thi hành là cơ sở để tòa án có thẩm quyền cho người bị kết án hưởng thời hiệu, là thủ tục quan trọng trong quá trình Viện kiểm sát thực hiện quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mình, hơn nữa việc gửi công văn sẽ đảm bảo được tính chính xác, hiệu quả về việc cho người bị kết án hưởng thời hiệu thi hành án, bởi Viện Kiểm sát đã có thời gian nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và đưa ra quyết định.
Thời hiệu thi hành bản án được quy định cụ thể tại Điều 60 Bộ luật hình sự, cụ thể:
Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:
– 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
– 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
– 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
– 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
Có thể thấy, hình phạt càng nặng thì thời hiệu thi hành bản án hình sự càng dài.
Quy định về thời hiệu tại Điều 60
Về nguyên tắc: Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn trên, người bị kết án, lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. Trong thời hạn trên người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
Khi nghiên cứu hồ sơ, Viện Kiểm sát phải đặc biệt chú ý tới trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành án, cụ thể là với các tội về xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; Tội tham ô tài sản với khung hình phạt ở Khoản 3, Khoản 4 Điều 353 (bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm; bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình); Tội nhận hối lộ với khung hình phạt ở Khoản 3, Khoản 4 (bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm; bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình). Đây là nhưng loại tội phạm có tính chất cực kỳ nguy hiểm, việc áp dụng thời hiệu sẽ không đạt được mục đích của hoạt động xét xử cũng như thi hành án hình sự.
2. Mẫu công văn về việc cho người bị kết án được hưởng thời hiệu thi hành bản án (mẫu 70/TH):
VIỆN KIỂM SÁT…………1…………….
VIỆN KIỂM SÁT ……2…..
Số: ……../ VKS….-…3..
V/v cho người bị kết án được hưởng thời hiệu thi hành bản án
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày ……. tháng……..năm 20….
Kính gửi: Tòa án……4…..
Ngày ……tháng….. năm……, Viện kiểm sát…….2………. nhận được hồ sơ (hoặc tài liệu hoặc thông tin) về việc hưởng thời hiệu thi hành bản án đối với người bị kết án có lý lịch như sau:
Họ và tên:……; Tên gọi khác:…..
Sinh ngày……..tháng ……..năm………
Nghề nghiệp:……
Nơi cư trú:…..
Theo Bản án số……..ngày……tháng…….năm…… của Tòa án…….. và Quyết định thi hành án số… ngày……tháng…….năm…… của Tòa án…….., người bị kết án phải chấp hành hình phạt chính:……….; hình phạt bổ sung: ….; biện pháp tư pháp……5…
Sau khi nghiên cứu tài liệu liên quan, đối chiếu với điều kiện về việc áp dụng thời hiệu thi hành bản án theo quy định của pháp luật, xét thấy..……6…
Viện kiểm sát…. 2..……có quan điểm như sau:….7…….
Trên đây là quan điểm của Viện kiểm sát …..2……….về cho hưởng thời hiệu thi hành bản án đối với người bị kết án có lý lịch nêu trên./.
Nơi nhận:
– Tòa án…….4……;
– VKS …..1….. (thay báo cáo);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG 8
3. Hướng dẫn mẫu công văn về việc cho người bị kết án được hưởng thời hiệu thi hành bản án:
(1) Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2) Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
(3) Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành văn bản – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền cho người bị kết án được hưởng thời hiệu
(5) Ghi thông tin theo Quyết định thi hành án
(6) Ghi nhận định, đánh giá của Viện kiểm sát về tính hợp pháp của tài liệu có trong hồ sơ; điều kiện về thời gian; đối chiếu với trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án
(7) Nêu quan điểm đồng ý hay không đồng ý cho người bị kết án được hưởng thời hiệu
(8) Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
Quyết định số 39/QĐ-VKSTC ban hành biểu mẫu nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.