Sau khi các chủ thể thực hiện giao kết hợp đồng, cũng sẽ không tránh khỏi có những vi phạm hợp đồng phát sinh. Lúc này, mẫu công văn thông báo vi phạm và yêu cầu phạt hợp đồng sẽ được sử dụng. Vậy, mẫu công văn thông báo vi phạm và yêu cầu phạt hợp đồng là gì và có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu công văn thông báo vi phạm và yêu cầu phạt hợp đồng là gì?
Công văn được biết đến là hình thức văn bản hành chính được dùng khá phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mẫu công văn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày nhằm mục đích để giúp các chủ thể thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm từ đó có thể thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của tổ chức. Có nhiều mẫu công văn khác nhau. Một trong số đó phải kể đến mẫu công văn thông báo vi phạm và yêu cầu phạt hợp đồng. Đây là mẫu công văn được sử dụng khá phổ biến và có những ý nghĩa quan trọng.
Mẫu công văn thông báo vi phạm và yêu cầu phạt hợp đồng được sử dụng vào mục đích sau đây:
Trong mỗi lĩnh vực riêng thì đều có các loại hợp đồng khác nhau căn cứ trên các quy định của pháp luật mà khi các chủ thể khi giao kết hợp đồng với nhau đều sẽ cần thực hiện đúng, đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết đó. Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít trường hợp các chủ thể đã vi phạm hợp đồng. Mẫu công văn thông báo vi phạm và yêu cầu phạt hợp đồng được lập ra để bên bị vi phạm thông báo về việc vu phạm của bên vi phạm và đưa ra yêu cầu phạt hợp đồng.
2. Mẫu công văn thông báo phạt vi phạm hợp đồng:
TÊN ĐƠN VỊ/CƠ QUAN RA THÔNG BÁO
—————
Số: ………./CV-….
V/v: …
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa danh, ngày …. tháng …….. năm …
Kính gửi:……
– Về phần nội dung công văn thông báo:
+ Nêu rõ các nội dung cần thông báo;
+ Nguyên nhân, lý do phát sinh thông báo này;
– Về phần kết thúc công văn thông báo: Trình bày rõ các mong muốn, nguyện vọng trong thời gian sắp tới.
Trân trọng./.
Nơi nhận:
– Như trên ..……..;
– …….;
– Lưu: VT, ..……..
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/ TỔ CHỨC
(Ký, đóng dấu)
Địa chỉ: Số nhà… đường….., huyện/quận/thành phố:…., tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương……
Điện thoại: …… , Fax: …….
Email: …….; Website: ……
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu công văn phạt vi phạm hợp đồng:
Công văn phạt vi phạm hợp đồng cần phải có đủ các phần sau đây: Quốc hiệu và tiêu ngữ; Địa danh và thời gian gửi công văn; Tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành công văn; Chủ thể nhận công văn (cơ quan hoặc cá nhân); Số và ký hiệu của công văn; Trích yếu nội dung; Nội dung công văn phạt vi phạm hợp đồng; Chữ ký, đóng dấu; Nơi gửi công văn phạt vi phạm hợp đồng.
– Phần mở đầu của công văn phạt vi phạm hợp đồng:
Cần phải đưa ra lý do, tóm tắt mục đích viết công văn.
– Phần nội dung công văn phạt vi phạm hợp đồng: Cần phải đưa ra cách giải quyết, nêu quan điểm, thái độ của cơ quan gửi Công văn. Trong nội dung công văn thường có 3 phần là:
+ Viện dẫn vấn đề.
+ Giải quyết vấn đề.
+ Kết luận vấn đề.
4. Tìm hiểu về vi phạm hợp đồng:
Ta hiểu về vi phạm hợp đồng như sau:
Vi phạm hợp đồng được hiểu cơ bản chính là việc một bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, bên có nghĩa vụ thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo như các quy định của pháp luật.
Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam đã đưa ra quy định hai hình thức chịu trách nhiệm pháp lý của hành vi này là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Phạt vi phạm hợp đồng:
Theo Điều 418
“1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.”
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Ta thấy được rằng, việc phạt vi phạm chỉ đặt ra nếu có sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng. Chúng ta cũng có thể hiểu, nếu trong hợp đồng không có ghi nhận về vấn đề phạt vi phạm thì chủ thể là bên bị vi phạm theo quy định của pháp luật sẽ không có quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng đối với bên vi phạm.
Việc phạt vi phạm được giải quyết bằng việc nộp một khoản tiền cho chủ thể là bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm hợp đồng của bên vi phạm cũng có thể cao hoặc thấp phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng đã được ký kết trước đó.
Chúng ta cũng cần lưu ý Điều 301
– Thứ hai: Bồi thường thiệt hại:
Bên cạnh việc phạt vi phạm hợp đồng, khi một bên có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng của bên còn lại, chủ thể là bên bị thiệt hại theo quy định của pháp luật hiện hành còn có thể yêu cầu chủ thể là bên vi phạm gây ra thiệt hại bồi thường thiệt hại.
Theo Điều 419 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng có nội dung cụ thể như sau:
“1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.”
Ta nhận thấy rằng, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật Dân sự 2015 thì khi có sự vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mà sự vi phạm đó lại gây ra thiệt hại thì chủ thể là bên gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, trừ các trường hợp sau:
+ Khi có sự vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mà sự vi phạm đó lại gây ra thiệt hại thì chủ thể là bên gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, trừ trường hợp các bên chủ thể thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
+ Khi có sự vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mà sự vi phạm đó lại gây ra thiệt hại thì chủ thể là bên gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, trừ trường hợp thiệt hại gây ra không do lỗi của bên gây thiệt hại mà là do lỗi của bên bị thiệt hại.
+ Khi có sự vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mà sự vi phạm đó lại gây ra thiệt hại thì chủ thể là bên gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng.
Ta nhận thấy rằng, nếu như phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi các bên chủ thể đã có thỏa thuận trước đó, đối với việc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự, cho dù là các bên trong hợ đồng có thỏa thuận hay không, thì khi xảy ra những thiệt hại, chủ thể là bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thiệt hại của người có quyền sẽ bao gồm cả thiệt hại về vật chất (xác định dựa trên các tổn thất thực tế) và những tổn thất về tinh thần (Tòa án xác định trên căn cứ nội dung vụ việc). Bên cạnh đó thì chủ thể là người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.