Công văn là một văn bản hành chính được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, pháp luật khác nhau. Mẫu công văn kiến nghị là mẫu bản công văn được lập ra để ghi chép về việc kiến nghị của mình. Khi có kiến nghị của Bộ công an cần lập công văn kiến nghị.
Mục lục bài viết
1. Công văn kiến nghị của Bộ Công an là gì?
Công văn được hiểu là một dạng văn bản hành chính được sử dụng phổ biến trong các đơn vị, cơ quan, công ty, tổ chức. Văn bản công văn được coi là phương tiện liên hệ chính thức với lãnh đạo của các cơ quan nhà nước, cấp dưới và người dân. Những mẫu công văn đề nghị sẽ nhằm bảo vệ các quyền lợi của những thành viên trong cơ quan tổ chức đó. Công văn kiến nghị của Bộ Công an được Bộ Công an ban hành và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu công văn kiến nghị của Bộ Công an là mẫu bản công văn được lập ra để ghi chép về công văn kiến nghị của Bộ Công an. Mẫu nêu rõ nội dung công văn, quyết định thanh tra, căn cứ quy định, thông tin cơ quan chủ quản,… Mẫu được ban hành theo
2. Công văn kiến nghị của Bộ Công an:
…..…………….(1)
…………………(2)
Số: ……….
V/v: …………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
……(4), ngày…tháng…năm…
Kính gửi: ……………………(6)
Thực hiện Quyết định thanh tra …….(7) số ….. ngày…../…../…..của ……………….(8) về………(9), qua thanh tra xét thấy…………(10) gây trở ngại cho hoạt động thanh tra/gây thiệt hại (ảnh hưởng) nghiêm trọng đến……………(11).
Căn cứ quy định tại Điều …..(12)
Nơi nhận:
– Như trên;
– …..(16);
– Lưu: …..
……………….(15)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo công văn kiến nghị của Bộ Công an:
(1): Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2): Tên cơ quan ban hành công văn (nếu lãnh đạo Bộ ký công văn thì không có dòng này) hoặc ghi Đoàn thanh tra.
(3): Số công văn, số hiệu hoặc chữ viết tắt của đơn vị gửi công văn (nếu lãnh đạo Bộ ký công văn thì ghi là: BCA- Số hiệu hoặc chữ viết tắt của đơn vị soạn thảo công văn); Nếu Trưởng Đoàn thanh tra ký công văn mà thẩm quyền không được ký, đóng dấu thì không có dòng này.
(4): Địa danh.
(5): Trích yếu nội dung công văn.
(6): Thủ trưởng hoặc chức danh người có thẩm quyền quyết định về vụ việc bị kiến nghị.
(7): Hành chính (nếu cần)/chuyên ngành (nếu cần)/đột xuất/lại.
(8): Chức danh người ra Quyết định thanh tra.
(9): Tên cuộc thanh tra.
(10): Nêu rõ việc gì? hành vi gì? hay Quyết định (số, ngày, của ai…).
(11): Nêu rõ việc gây thiệt hại đến ai? ảnh hưởng nghiêm trọng đến gì?
(12): * Điều 48 (hoặc Điều 46) Luật Thanh tra năm 2010 nếu là cuộc thanh tra hành chính.
* Điều 55 (hoặc Điều 53) Luật Thanh tra năm 2010 nếu là cuộc thanh tra chuyên ngành.
(13): Chức danh người ra Quyết định thanh tra hoặc Trưởng Đoàn thanh tra/thành viên Đoàn thanh tra.
(14): Đình chỉ việc…/Đình chỉ thi hành Quyết định…/Đình chỉ công tác…/Tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép/Phong tỏa tài khoản.
(15): Chức vụ của người ký công văn hoặc Trưởng đoàn.
(16): Người ra Quyết định thanh tra để báo cáo nếu Trưởng Đoàn thanh tra ký công văn kiến nghị.
4. Một số quy định về kiến nghị:
4.1. Kiến nghị là gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Luật tiếp công dân 2013 quy định như sau:
“Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.”
Kiến nghị là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, để xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân theo Luật tiếp công dân 2013.
Nhìn chung, hoạt động kiến nghị có ý nghĩa vô cùng quan trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Kiến nghị không chỉ mang đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhận quản lý những thông tin hữu ích mà còn đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện các chủ trương, chính sách cũng như công tác quản lý trong các lĩnh vực. Bên cạnh đó, việc kiến nghị còn mang đến cho người quản lý một góc nhìn đa chiều, từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả.
Kiến nghị được hiểu là việc cá nhân, tổ chức nào đó có ý kiến phản ánh với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền cần xử lý, điều chỉnh, sửa đổi hoặc có các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý, điều hành một lĩnh vực chuyên môn nào đó đã được triển khai thực hiện trong quá trình quản lý hành chính nhà nước; các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý đó mà chủ thể kiến nghị cho rằng sẽ không hiệu quả, không phù hợp, không khả thi, có thể gây hoặc đã gây hậu quả xấu đến hoạt động bình thường và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và tập thể.
Như vậy, kiến nghị chính là việc công dân hoặc tổ chức có ý kiên bằng văn bản đề nghị với cá nhân hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý, điều chỉnh, sửa đổi hoặc có các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý, điều hành một lĩnh vực chuyên môn nào đó.
4.2. Các hình thức kiến nghị:
Xã hội ngày càng phát triển, các phương tiện tiếp nhận kiến nghị ngày nay vô cùng đa dạng, tiện lợi, nhanh chóng. Phù hợp với thực tiễn xã hội, Điều 6 Nghị định 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2008 về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và Khoản 2, điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính đã quy định các phương thức kiến nghị. Theo đó, cá nhân, tổ chức có thể thực hiện việc kiến nghị thông qua các hình thức cụ thể như sau:
– Thứ nhất, văn bản.
– Thứ hai, điện thoại.
– Thứ ba, phiếu lấy ý kiến.
– Thứ tư, thông điệp dữ liệu được gửi qua thư điện tử của cơ quan tiếp nhận, cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương hoặc Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.
4.3. Quyền và nghĩa vụ của người kiến nghị:
Là một chủ thể trong quan hệ pháp luật, người kiến nghị có các quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định hiện hành.
Theo quy định tại điều 7 Luật tiếp công dân 2013, người kiến nghị có các quyền và nghĩa vụ sau:
“Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:
a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
đ) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân,
b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
c) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
d) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
đ) Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.”
– Như vậy, theo quy định của pháp luật, quyền của người kiến nghị bao gồm: Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình. Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân. Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch; Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
– Nghĩa vụ của người kiến nghị khi đến nơi tiếp công dân: Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân; Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại; Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân; Trong trường hợp nhiều người cùng kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung kiến nghị, phản ánh;