Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp sẽ gặp không ít vướng mắc liên quan đến thuế. Mặc dù đã nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật nhưng vẫn chưa tìm được giải đáp. Trong những trường hợp như vậy, các chủ thể có thể soạn công văn để đề nghị cơ quan thuế giải đáp và hướng dẫn thực hiện.
Mục lục bài viết
1. Mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục thuế là gì?
Mẫu công văn hỏi đáp gửi chi cục thuế được hiểu cơ bản chính là mẫu các công văn được tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nhằm trao đổi những thắc mắc của doanh nghiệp về một vấn đề cụ thể nào đó liên quan đến thuế, cụ thể như giải trình các sai sót khi kê khai thuế, viết sai hóa đơn giá trị gia tăng… Việc hỏi đáp với chi cục thuế còn có cách gọi khác là giải trình với cơ quan thuế. Các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện giải trình bằng văn bản.
Nếu các chủ thể là người trong ngành các chủ thể chắc hẳn sẽ dễ hiểu các vấn đề liên quan đến thuế, nhưng còn người không có chuyên môn thì sẽ không biết thuế là gì cũng như những vấn đề liên quan đến thuế. Mẫu công văn hỏi đáp gửi chi cục thuế được lập ra để các chủ thể đưa ra các thắc mắc của bản thân sau đó sẽ nộp bản mẫu công văn này đến chi cục thuế nơi có thẩm quyền giải quyết. Mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục thuế sẽ trình bày tình hình doanh nghiệp, những vấn đề, thắc mắc mà doanh nghiệp đang vướng phải cũng như trình bày câu hỏi chính và câu hỏi có liên quan,…
2. Mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục thuế:
CÔNG TY ……….
Số: ……../CV
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phú
———————————
……… ngày ……tháng ….năm…….
Kính gửi: Chi cục thuế……
(V/v:….)
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY……
– Người đại diện theo pháp luật: …… – Chức vụ: Giám đốc
– Địa chỉ trụ sở chính: ……
– Điện thoại: …., fax:…
– Mã số thuế:…
– Ngành nghề kinh doanh:
– Nội dung:
Trình bày tình hình doanh nghiệp, những vấn đề, thắc mắc mà doanh nghiệp đang vướng phải
Trình bày câu hỏi chính và câu hỏi có liên quan
Công ty chúng tôi xin cam kết nội dung trên là đúng và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xin trân trọng kính chào!
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu.
Đại diện Doanh nghiệp
Giám Đốc
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục thuế:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên công ty.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin Chi cục thuế nơi nộp mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục thuế.
+ Thông tin doanh nghiệp làm mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục thuế.
+ Trình bày tình hình doanh nghiệp, những vấn đề, thắc mắc mà doanh nghiệp đang vướng phải.
+ Trình bày câu hỏi chính và câu hỏi có liên quan.
– Phần cuối biên bản:
+ Lời cam kết của doanh nghiệp làm mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục thuế.
+ Thông tin nơi nhận mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục thuế.
+ Ký và đóng dấu của đại diện doanh nghiệp làm mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục thuế.
4. Một số kiến thức cần biết về thuế:
Trước tiên chúng ta hiểu về thuế như sau:
Thuế được hiểu là khoản nộp bắt buộc mà các cá nhân và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước, phát sinh và chịu sự điều chỉnh dựa theo các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.
Đối với nhà nước, thuế là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.
Chúng ta cũng có thể phân định thuế ra thành 02 loại:
– Thuế bình thường: Nhằm mục đích thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội.
– Thuế đặc biệt: Nhằm các mục đích đặc biệt chẳng hạn thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh vào các mặt hàng mà nhà nước muốn hạn chế cá nhân tiêu thụ; hay phí thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, trùng tu hệ thống tưới tiêu, điều tiết nguồn nước của địa phương…
Sau khi các chủ thể hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty, được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép kinh doanh, mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và nộp các khoản thuế trong quy định.
Sau đó, trong quá trình làm việc, nếu có vấn đề phát sinh, doanh nghiệp có thể thực hiện việc soạn công văn hỏi đáp với chi cục thuế để được giải đáp những thắc mắc liên quan.
Thuế mang một số đặc điểm nhất định. Cụ thể các đặc điểm của thuế gồm có:
– Thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào Ngân sách nhà nước.
Tất cả các cá nhân hay tổ chức đều cần nộp thuế. Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế, nó phân biệt thuế với các hình thức huy động tài chính khác của ngân sách nhà nước. Tính bắt buộc của thuế đối với người nộp thuế thể hiện ở chỗ dù họ có muốn hay không, khi họ đáp ứng được những điều kiện luật định thì bắt buộc phải nộp thuế về cho Ngân sách nhà nước bằng hình thức trực tiếp hay gián tiếp.
– Thuế mang tính quyền lực.
Thuế như đã phân tích ở trên chính là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước, nếu nhà nước không có thuế sẽ không có tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. 90% nguồn thu Ngân sách được tạo lập từ thuế, chỉ khi cho thuế tính quyền lực thì mới đảm bảo thực hiện thu được thuế một cách có hiệu quả nhất, tạo lập nguồn thu tài chính cho quốc gia.
– Thuế không mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp.
Thực tế thì thuế không hoàn trả trực tiếp, các chủ thể nộp thuế vào Ngân sách nhà nước. Nhà nước lấy ngân sách để chi cho các vấn đề xã hội như y tế, xây dựng trường học, đường xá… và xã hội được hưởng trong đó, có các chủ thể nộp thuế.
– Thuế mang tính vĩnh viễn:
Đặc tính này cho thấy nộp thuế cho Nhà nước không giống như hình thức cho Nhà nước vay tiền nên không thể đòi hỏi Nhà nước phải hoàn trả, bởi vì nguồn thu từ thuế được dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu công mà phần lớn khoản chi này mang tính cấp phát nên nộp thuế cho Nhà nước là san sẻ một phần gánh nặng các khoản chi của Nhà nước.
Vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội:
Thuế có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Cụ thể vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội được thể hiện như sau:
– Thuế giúp ổn định thị trường, điều tiết nền kinh tế.
Thuế xuất hiện và nó đã tham gia điều tiết nền kinh tế gồm hai mặt: Kích thích và hạn chế. Thông qua thuế, nhà nước đã linh hoạt điều chính các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhất định, nhằm tác động vào cung và cầu giúp điều chỉnh chu kỳ kinh tế. Đây là một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.
– Thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước:
Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tang. Bên cạnh đó nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công của Nhà nước, không được sử dụng cho mục tiêu cá nhân. Nguồn thu từ thuế một phần được sử dụng cho hoạt động của bộ máy Nhà nước, đại bộ phận còn lại được chi cho đầu tư phát triển, cho văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, tài trợ xã hội, nghiên cứu khoa học và nhiều lĩnh vực khác.
– Thuế đảm bảo cơ cấu kinh tế, giúp phát triển theo đúng định hướng của nhà nước ổn định và lâu dài.
Thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó thuế còn giúp đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua thuế, nhà nước sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, bằng việc việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng.