Đối với các trường hợp làm chế độ thai sản muộn thì cần làm thủ tục gì và Mẫu công văn giải trình làm chế độ thai sản muộn được lập như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về bài viết.
Mục lục bài viết
1. Mẫu công văn giải trình làm chế độ thai sản muộn là gì?
– Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân. … – Mỗi công văn chỉ chứa đựng một chủ đề, nêu rõ ràng và thuần nhất sự việc
– Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm các quy định do Nhà nước ban hành nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.
–
Mẫu công văn giải trình làm chế độ thai sản muộn là mẫu bản công văn được lập ra để ghi chép về việc giải trình làm chế độ thai sản muộn. Mẫu nêu rõ nội dung của bản công văn, nội dung giải trình, người giải trình…
2. Mẫu công văn giải trình làm chế độ thai sản muộn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
…..,ngày….tháng…..năm………
TÊN DOANH NGHIỆP
Số:…./CV-…
CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH
( V/v giải trình làm chế độ thai sản muộn)
Kính gửi: Cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh
Căn cứ Luật BHXH số
Căn cứ Nghị định số:…./……/NĐ-CP …………
Căn cứ Thông tư số: …………./TT-BYT………
Căn cứ Quyết định số:……../QĐ-BHXH ………
Căn cứ…………
Tên doanh nghiệp:……………
MÃ số doanh nghiệp:………
Trụ sở chính:…………
Điện thoại liên hệ:…………
Doanh nghiệp…… giải trình về việc làm chế độ thai sản muộn cho người lao động như sau:
Theo quy định, doanh nghiệp sẽ phải nộp lại danh sách hưởng chế độ thai sản cho công nhân viên tại doanh nghiệp ngày vào hạn cuối ngày…/…/…. Tuy nhiên, do quá trình tổ chức hoạt động của công ty có sự thay đổi, quyết định điều chuyển công tác đối với một số nhân viên bộ phận quản lý nhân sự nên trong quá trình bàn giao chưa kịp thời cập nhật và tiến hành làm chế độ thai sản cho người lao động đúng thời gian theo quy định.
………
Doanh nghiệp xin cam đoan về nôi dung trên là đúng sự thật. Nếu sai doanh nghiệp xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Kính mong Quý cơ quan xem xét tạo điều kiện để doanh nghiệp….. được nộp bổ sung đảm bảo quyền lợi cho người lao động tại doanh nghiệp.
BAN LÃNH ĐẠO
QUẢN LÝ NHÂN SỰ
3. Hướng dẫn làm Mẫu công văn giải trình làm chế độ thai sản muộn:
– Việc kê khai bảo hiểm xã hội luôn là bắt buộc đối với các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, nhưng trong một số trường hợp vì một vài lý do khách quan, việc kê khai, làm chế độ thai sản cho công nhân, người lao động bị chậm trễ nhưng nằm ngoài mong muốn của người sử dụng lao động. Lúc này, đơn vị cần có công văn gửi tới Cơ quan bảo hiểm xã hội và cả người lao động để thông báo về tình trạng trên.
– Công văn cần gửi kèm những hồ sơ, căn cứ để chứng minh nguyên nhân xảy ra tình trạng chậm trễ và quan trọng là phương hướng để xử lý, thời gian xử lý mà đơn vị đưa ra nhằm khắc phục tình trạng trên.
4. Một số quy định của pháp luật về giải trình làm chế độ thai sản muộn:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Căn cứ
4.1. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản:
Tại Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản:
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Căn cứ như trên thì việc Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định, Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định. và cơ quan bảo hiểm xã hội có Trách nhiệm giải quyết, Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
4.2. Giải trình làm chế độ thai sản muộn:
Tại Điều 116. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định:
1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.
2. Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Vậy nếu vẫn làm việc tại công ty sau thời điểm sinh con thì sau 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc bạn có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động và trong Trường hợp nộp chậm hồ sơ thì vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu giải trình bằng văn bản nêu lý do chính đáng theo quy định tại Điều 116
4.3. Quyền của người lao động:
Tại Điều 18. Quyền của người lao động:
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định này, Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi là một trong những Quyền của người lao động được ghi nhận tại Luật bảo hiểm xã hội 2018. Muốn được hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì người lao động cần làm các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung tư vân của chúng tôi về Mẫu công văn giải trình làm chế độ thai sản muộn, Hướng dẫn làm Mẫu công văn giải trình làm chế độ thai sản muộn chi tiết nhất và các thông tin pháp lý liên quan khác.
Căn cứ pháp lý:
Luật Bảo hiểm xã hội 2018;