Công văn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động/ bệnh nghề nghiệp sẽ có thông tin đầy đủ liên quan đến người lao động, tóm tắt được quá trình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu công văn giải quyết trợ cấp Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì?
- 2 2. Mẫu công văn giải quyết trợ cấp Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo công văn giải quyết trợ cấp Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
- 4 4. Thông tin liên quan:
- 4.1 4.1. Các trường hợp được coi là tai nạn lao động:
- 4.2 4.2. Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
- 4.3 4.3. Thủ tục giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nay tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp:
1. Mẫu công văn giải quyết trợ cấp Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì?
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt.
Mẫu công văn giải quyết trợ cấp Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sử dụng để quyết định về việc giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Mẫu công văn giải quyết trợ cấp Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nêu rõ thông tin của cơ quan, đơn vị quản lý người bị tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp, thông tin người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quá trình bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động,.. qua đó, các cơ quan bảo hiểm xã hội có thể xem xét được tính hợp lý theo quy định của Luật BHXH để tiến hành thanh toán cho người lao động.
2. Mẫu công văn giải quyết trợ cấp Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ…………
————-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
Số: ……………
V/v: Giải quyết trợ cấp TNLĐ (BNN)
đối với ông/bà……………
…., ngày……….tháng……..năm……
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội …
1- Tên, địa chỉ cơ quan, đơn vị quản lý người bị tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp (TNLĐ/BNN): ……..
Số điện thoại (nếu có):………………
2- Thông tin về người bị TNLĐ/BNN:
– Họ tên…………………Số sổ BHXH…………………..
– Số CMND:…………………………….do……………………………………….
cấp ngày…………tháng…………năm………….
– Nghề nghiệp :……………………Đơn vị (hoặc nơi làm việc)…………………
– Địa chỉ nơi cư trú :…………
– Bị TNLĐ/BNN lần thứ……….(1)
3- Tóm tắt quá trình bị TNLĐ/BNN của người lao động (địa điểm, thời gian, nguyên nhân xảy ra TNLĐ/BNN, quá trình điều trị thương tật/bệnh tật, giám định khả năng lao động)…………
Nay đơn vị đã lập đầy đủ hồ sơ theo quy định, đề nghị Bảo hiểm xã hội …….. xem xét, giải quyết chế độ TNLĐ/BNN đối với ông/bà……………./.
Nơi nhận:
-………….
-…………
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)
Ghi chú: (1) Nếu bị TNLĐ/BNN lần đầu thì ghi lần thứ nhất, các lần sau ghi theo thứ tự số lần bị TNLĐ/BNN
3. Hướng dẫn soạn thảo công văn giải quyết trợ cấp Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Công văn giải quyết trợ cấp Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức
– Về hình thức:
+ Tên đơn vị: vị trí nằm ở phía trên cùng góc bên trái của khổ giấy A4
+ Về quốc hiệu – tiêu ngữ: vị trí ở góc phải trên cùng của khổ giấy A4, quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, chữ in đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” phải được viết in đậm
+ Ghi rõ tên chủ thể vụ việc giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Về nội dung: ghi đầy đủ các thông tin về
+ Tên, địa chỉ cơ quan, đơn vị quản lý người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ Thông tin về người bị người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Họ tên; số sổ BHXH; thông tin CMND; nghề nghiệp; địa chỉ nơi cư trú (ghi chi tiết các thông tin: số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố); bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần thứ bao nhiêu (nếu bị tai nạn lao động lần đầu thì ghi lần thứ nhất, các lần sau ghi theo thứ tự số lần bị tai nạn lao động)
+ Tóm tắt quá trình bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động (địa điểm, thời gian, nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quá trình điều trị thương tật/bệnh tật, giám định khả năng lao động)
– Công văn giải quyết trợ cấp Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan đơn vị
4. Thông tin liên quan:
4.1. Các trường hợp được coi là tai nạn lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 45, Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định các trường hợp được coi là tai nạn lao động như sau:
Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc.
– Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.
– Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Như vậy, đối với các trường hợp người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc, bị tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động thì được coi là tai nạn lao động và được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4.2. Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 của Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc thì mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:
– Mức trợ cấp một lần bằng Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động cộng với Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp
( = {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} + {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L} )
Trong đó:
– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
– L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
– t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.
2. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng quy định tại Khoản 2 Điều 49 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:
Mức trợ cấp hằng tháng bằng Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động cộng với Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
( {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L} )
Trong đó:
– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
– L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
– t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.
3. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư mà có yêu cầu thì được giải quyết hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp một lần bằng 3 tháng mức trợ cấp đang hưởng.
4. Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng bằng mức hưởng của người lao động bị bệnh nghề nghiệp do suy giảm khả năng lao động thấp nhất là 61% không phải qua giám định y khoa.
Trường hợp giám định y khoa mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động cao hơn thì mức hưởng được tính theo mức suy giảm khả năng lao động tại kết luận của Hội đồng Giám định y khoa và hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp trong trường hợp này phải có Biên bản giám định y khoa.
4.3. Thủ tục giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nay tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp:
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ
– Người lao động lập hồ sơ theo quy định của pháp luật về thành phần hồ sơ sau đó nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị sử dụng lao động.
– Đơn vị sử dụng lao động tiếp nhận hồ sơ từ người lao động sau đó tiến hành lập Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp theo mẫu số 05A-HSB và hoàn thiện hồ sơ theo quy định; nộp hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đơn vị sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.
Bước 2. Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định
Bước 3. Nhận kết quả
– Người lao động nhận tiền trợ cấp
– Đơn vị sử dụng lao động nhận Quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao dộng, bệnh nghề nghiệp hàng tháng hoặc một lần và Quyết định cấp tiền mua PTTGSH (nếu có); Thẻ BHYT đối với trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao dộng, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.