Hội chợ, triển lãm là một trong những hoạt động công cộng diễn ra khá thường xuyên. Công tác đảm bảo an ninh trật tự được siết chặt. Dưới đây là mẫu công văn đảm bảo an ninh trật tự tại hội chợ, triển lãm:
Mục lục bài viết
1. Mẫu công văn đảm bảo an ninh trật tự tại hội chợ, triển lãm:
UBND ……. SỞ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ….. V/v đảm bảo an ninh trật tự tại Hội chợ ……(1)……. | …….., ngày…tháng…năm… |
Kính gửi: ……. (2)
Được sự thống nhất của ……(3), Sở Công Thương tổ chức Hội chợ ……(1) từ ngày …… (4) tại ……(5)với quy mô ……(6) gian hàng.
Để đảm bảo an an ninh trật tự trong quá trình tổ chức Hội chợ, Sở Công Thương đề nghị ………(2) chỉ đạo và phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, tạo điều kiện ra vào cho các xe chở thiết bị dàn dựng và sản phẩm trưng bày trong Hội chợ. …..(1)…..
Kính đề nghị quý cơ quan quan tâm phối hợp./.
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu: VT, ….(7)….. | GIÁM ĐỐC (8) (Ký tên, dấu) Họ và tên |
Hướng dẫn làm đơn:
(1) Tên hội chợ.
(2) Tên cơ quan công an.
(3) Cơ quan cấp phép cho tổ chức hội chợ.
(4) Thời gian tổ chức.
(5) Địa điểm tổ chức.
(6) Tổng số gian hàng.
(7) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
(8) Nếu người ký văn bản là Phó Giám đốc thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước, bên dưới ghi “PHÓ GIÁM ĐỐC”; nếu là Chánh Văn phòng thì ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước, bên dưới ghi “CHÁNH VĂN PHÒNG”.
2. Các đối tượng được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
Các đối tượng được phép tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại bao gồm:
– Thương nhân thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ triển lãm thương mại tổ chức hội chợ triển lãm thương mại cho mình.
– Thương nhân trực tiếp tổ chức hội chợ triển lãm thương mại.
Khi tiến hành tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân phải đảm bảo nghĩa vụ sau:
+ Thực hiện đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
+ Nếu như người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân có phản ánh về hội chợ, triển lãm thương mại hoặc về hàng hóa trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại thì phải có trách nhiệm giải quyết.
+ Các thông tin liên quan đến việc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, các hoạt động trong khuôn khổ hội chợ, triển lãm thương mại ngoài hoạt động trưng bày hàng hóa phải được cung cấp đầy đủ.
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục thực hiện đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại bao gồm:
– 01 đơn đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại (theo mẫu số 10).
Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm gồm:
+ Thông tin của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại gồm tên và địa chỉ.
+ Thông tin của hội chợ, triển lãm thương mại gồm tên, chủ đề.
+ Quy mô dự kiến của hội chợ, triển lãm thương mại.
+ Thông tin việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại với danh nghĩa của tỉnh, thành phố hoặc danh nghĩa quốc gia Việt Nam.
+ Thông tin việc tổ chức trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; việc tổ chức cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật (bản sao không cần chứng thực).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ nộp đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Cụ thể như sau:
– Đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam: Sở công thương.
– Đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài: Bộ công thương.
Hình thức nộp hồ sơ:
– Nộp hồ sơ trực tiếp, hoặc;
– Nộp hồ sơ qua đường bưu điện, hoặc;
– Nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi nhận được đủ hồ sơ của thương nhân, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trả lời xác nhận hoặc không xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
Thời gian giải quyết là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
Trường hợp không thực hiện xác nhận cho thương nhân tổ chức đăng ký hội chợ, triển lãm thương mại thì cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Lưu ý: về thời gian thực hiện đăng ký tổ chức hội chơ, triển lãm thương mại như sau:
+ Đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam: thương nhân đăng ký tối đa (sớm nhất) 365 ngày và tối thiểu (chậm nhất) 30 ngày trước ngày khai mạc.
+ Đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài: thương nhân đăng ký tối đa (sớm nhất) 365 ngày và tối thiểu (chậm nhất) 45 ngày trước ngày khai mạc.
Bước 4: Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại gửi văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo những nội dung đã đăng ký và được xác nhận trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại.
4. Hành vi gây mất trật tự công cộng tại hội chợ, triển lãm bị xử phạt như thế nào?
Hội chợ, triển lãm là một nơi công cộng. Theo quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, đối tượng có hành vi gây mất trật tự công cộng tại hội chợ, triển lãm sẽ bị xử phạt như sau:
– Đối với hành vi gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác: bị xử phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng.
– Đối với hành vi sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng: bị xử phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
(Căn cứ điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình).
Trường hợp các đối tượng gây hậu quả nặng hơn còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng tại Điều 318 Bộ luật hình sự, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Đối tượng gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc đã bị kết án về tội gây rối trật tự công cộng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Thực hiện hành vi có tổ chức.
+ Sử dụng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách.
+ Có hành vi gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng.
+ Xúi giục người khác gây rối.
+ Tái phạm nguy hiểm.
+ Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết
Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.