Mẫu cập nhật, đánh giá thu cân đối ngân sách nhà nước theo lĩnh vực là gì? Mẫu cập nhật, đánh giá thu cân đối ngân sách nhà nước theo lĩnh vực? Một số quy định pháp luật liên quan thu cân đối ngân sách nhà nước theo lĩnh vực?
Mục lục bài viết
1. Mẫu cập nhật, đánh giá thu cân đối ngân sách nhà nước theo lĩnh vực là gì?
Theo quy định pháp luật tại khoản 14 Điều 4
Thu ngân sách Nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quĩ ngân sách Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Cân đối ngân sách nhà nước là quan hệ cân bằng giữa thu và chi ngân sách nhà nước hàng năm. Theo đó, cân đối nhà nước là một trong các nội dung cơ bản nhất của nền tài chính quốc gia và là điều kiện tiên quyết để bảo đảm sự ổn định lành mạnh cho nền tài chính quốc gia.
Từ nội dung của các khái niệm nêu trên có thể thấy, trong hoạt động thu chi ngân sách nhà nước thì tương ứng với thu ngân sách hoặc chi ngân sách nhà nước thì các cấp trung ương hoặc địa phương bắt buộc phải có những đánh giá chi tiết, cụ thể về hoạt động đó. Chính vì vậy, mẫu cập nhật, đánh giá thu cân đối ngân sách nhà nước theo lĩnh vực được soạn thảo và ban hành. Đây là biểu mẫu chính trong hoạt động báo cáo đánh giá thu cân đối ngân sách nhà nước theo lĩnh vực.
Có thể thấy rằng, mỗi hoạt động báo cáo, đánh giá trong hoạt động cân đối ngân sách nhà nước trong việc thu chi là được dùng với một biểu mẫu khác nhau cụ thể thì trong cập nhật, đánh giá thu cân đối ngân sách nhà nước theo lĩnh vực được cơ quan trực quản là Ủy ban tỉnh, thành phố soạn thảo theo mẫu số 09 Tại thông tư 69/2017/TT-BTC với mục đích để báo cáo lên Bộ tài chính các nội dung thu ngân sách nhà nước tại địa bàn về kết quả thực hiện được năm trước và kết quả thực hiện của năm hiện hành trong giới hạn kế hoạch 03 năm liên tiếp.
2. Mẫu cập nhật, đánh giá thu cân đối ngân sách nhà nước theo lĩnh vực:
UBND TỈNH, THÀNH PHỐ …
MẪU BIỂU SỐ 09
CẬP NHẬT, ĐÁNH GIÁ THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC GIAI ĐOẠN 03 NĂM ….
(Dùng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 31/3 hằng năm)
Đơn vị: Triệu đồng
STT | NỘI DUNG | KẾT QUẢ TH NĂM TRƯỚC (M-1) | NĂM HIỆN HÀNH (M)* | NĂM M+1 | NĂM M+2 | ||||||
ƯỚC TH TRÌNH HĐND | KẾT QUẢ THỰC HIỆN | SO SÁNH TH/KH (%) | DỰ TOÁN HĐND THÔNG QUA | KHẢ NĂNG THỰC HIỆN | SO SÁNH KNTH-DT | KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND | ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH | KẾ HOẠCH TRÌNH HĐND | ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH | ||
|
| 1 | 2 | 3=2/1 | 4 | 5 | 6=5/4 | 7 | 8 | 9 | 10 |
| TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN (I+II+III) | ||||||||||
| Tỷ lệ thu NSNN so với GRDP (%) | ||||||||||
| Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với GRDP(%) | ||||||||||
I | Thu nội địa | ||||||||||
| Tốc độ tăng thu (%) | ||||||||||
| Tỷ trọng trong tổng thu NSNN (%) | ||||||||||
| Trong đó: | ||||||||||
1 | Thu từ khu vực DNNN do TW quản lý | ||||||||||
2 | Thu từ khu vực DNNN do ĐP quản lý | ||||||||||
3 | Thu từ khu vực DN có vốn ĐTNN | ||||||||||
4 | Thu từ khu vực kinh tế NQD | ||||||||||
5 | Thuế thu nhập cá nhân | ||||||||||
6 | Thuế bảo vệ môi trường | ||||||||||
7 | Lệ phí trước bạ | ||||||||||
8 | Thu tiền sử dụng đất | ||||||||||
9 | Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết | ||||||||||
10 | Thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi NHNN | ||||||||||
II | Thu từ dầu thô | ||||||||||
| Tốc độ tăng thu (%) | ||||||||||
| Tỷ trọng trong tổng thu NSNN (%) | ||||||||||
III | Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu | ||||||||||
| Tốc độ tăng thu (%) | ||||||||||
| Tỷ trọng trong tổng thu NSNN (%) | ||||||||||
IV | Thu viện trợ | ||||||||||
| Tốc độ tăng thu (%) | ||||||||||
| Tỷ trọng trong tổng thu NSNN (%) |
Ghi chú: (*) Đây là năm dự toán trong kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm đã báo cáo cấp thẩm quyền năm trước
…, ngày … tháng … năm ……
TM/ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
Hướng dẫn lập mẫu cập nhật, đánh giá thu cân đối ngân sách nhà nước theo lĩnh vực:
– Tên cơ quan ban hành, soạn thảo mẫu
– Tên mẫu: Mẫu cập nhật, đánh giá thu cân đối ngân sách nhà nước theo lĩnh vực
– Nội dung của bảng cập nhật, đánh giá thu cân đối ngân sách
– Ký xác nhận bảng cập nhật, đánh giá
3. Một số quy định pháp luật liên quan thu cân đối ngân sách nhà nước theo lĩnh vực:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 của
Theo đó, trong nguyên tắc cân đối thì ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển.
Trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
Theo hoạt động trong ngân sách nhà nước thì việc cân đối ngân sách nhà nước đã phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách tài khóa bởi lẽ đây là công cụ thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội của nhà nước. Theo đó, nội dung thu cân đối ngân sách nhà nước theo nội dung theo kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước được thể hiện như sau:
Tại Điều 13 Thông tư 69/2017/TT-BTC quy định về nội dung kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với thu ngân sách nhà nước được quy định từ việc dự báo dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và thu cân đối ngân sách địa phương thực hiện theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước, pháp luật có liên quan về thuế, phí, lệ phí và các chính sách, chế độ thu khác được cấp có thẩm quyền ban hành. Để từ đó dựa trên cơ sở đánh giá khả năng thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm hiện hành, dự báo tình hình đầu tư, dự báo kế hoạch kinh tế – xã hội thời gian 03 năm kế hoạch và số kiểm tra về dự toán thu năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền thông báo.
Nội dung kế hoạch được tổng hợp theo từng khoản thu và cơ cấu thu nội địa, thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ và chi tiết theo từng năm kèm theo các đánh giá, thuyết minh về: định hướng về điều chỉnh cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn địa phương; phân định và xác định rõ nguồn thu ngân sách địa phương và nguồn thu ngân sách cấp tỉnh theo phân cấp.
Có thể thấy các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn địa phương, bao gồm:
+ Kế hoạch, định hướng hoặc dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương trong thời gian 03 năm kế hoạch;
+ Dự kiến thay đổi về cơ chế, chính sách thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước do trung ương ban hành tác động tăng/giảm số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn;
+Thực hiện các giải pháp quản lý thu thuế và tăng cường thanh tra, kiểm tra, thu hồi nợ thuế.
Theo đó, việc dự báo các chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu trong thời gian 03 năm kế hoạch được xác định tập trung vào những chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn đến ngân sách địa phương được thực hiện trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch hoặc mục tiêu định hướng phát triển kinh tế – xã hội, tài chính và đầu tư công giai đoạn 05 năm của địa phương, kết hợp với phân tích tình hình thực tiễn về định hướng về điều chỉnh cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn địa phương; phân định và xác định rõ nguồn thu ngân sách địa phương và nguồn thu ngân sách cấp tỉnh theo phân cấp.
Các yếu tố chính tác động trực tiếp đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn địa phương, bao gồm: kế hoạch, định hướng hoặc dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương trong thời gian 03 năm kế hoạch; dự kiến thay đổi về cơ chế, chính sách thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước do trung ương ban hành tác động tăng/giảm số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; việc thực hiện các giải pháp quản lý thu thuế và tăng cường thanh tra, kiểm tra, thu hồi nợ thuế.