Để có thể được hưởng hỗ trợ do bị giảm giờ làm, cho nghỉ việc thì người lao động cần phải làm bản cam kết và điền đầy đủ chính xác thông tin theo mẫu tại Quyết định 7785/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Mẫu cam kết để hưởng hỗ trợ bị giảm giờ làm, cho nghỉ việc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
(Dành cho đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng xét duyệt hưởng chính sách hỗ trợ bị giảm giờ làm việc, chấm dứt
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Họ và tên: … Ngày, tháng, năm sinh: …
2. Dân tộc: … Giới tính: …
3. Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu số: … Ngày cấp: … Nơi cấp: …
4. Nơi ở hiện tại: …
Nơi thường trú: …
Nơi tạm trú: …
5. Điện thoại liên hệ: …
6. Số sổ bảo hiểm xã hội: …
II. NỘI DUNG CAM KẾT
1. Trước đây, tôi chưa từng hưởng chính sách hỗ trợ của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động bị giảm giờ làm việc, ngừng việc.
2. Trước đây, tôi chưa từng hưởng chính sách hỗ trợ của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động bị tạm hoãn thực hiện
3. Trước đây, tôi chưa từng hưởng chính sách hỗ trợ của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ hoàn trả số tiền được hỗ trợ và chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
| …, ngày ... tháng ... năm … NGƯỜI CAM KẾT (Ký, ghi rõ họ tên) |
2. Nguyên tắc hỗ trợ người lao động bị giảm giờ làm, cho nghỉ việc:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Quyết định 6696/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng (sau được sửa đổi tại Quyết định 7785/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), có quy định cụ thể về nguyên tắc hỗ trợ người lao động trong thời gian bị giảm giờ làm hoặc cho nghỉ việc. Cụ thể như sau:
– Các đoàn viên, người lao động sẽ được xem xét để hỗ trợ các chính sách phù hợp xuất phát từ nguyên nhân người lao động bị giảm thời gian làm việc, bị ngưng việc, người lao động bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đang trong quá trình làm việc theo hợp đồng tại thời điểm đề nghị hỗ trợ, có tên trong danh sách trả lương tại các doanh nghiệp trước thời điểm bắt đầu bị cắt giảm thời gian làm việc, bị ngưng việc, bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, bị nghỉ việc không hưởng lương, để có thể hỗ trợ ít nhất từ 30 ngày lương trở lên. Những đối tượng được xác định là người lao động sẽ được xem xét và hỗ trợ chính sách do bị chấm dứt hợp đồng lao động khi nhận thấy không đáp ứng đầy đủ điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, phải có tên trong danh sách trả lương tại doanh nghiệp đó trước thời điểm bắt đầu bị chấm dứt hợp đồng lao động đề nghị hỗ trợ ít nhất từ 90 ngày trở lên (tức là ít nhất từ 88 ngày trở lên nếu như thời điểm bắt đầu bị chấm dứt hợp đồng lao động được tính là từ ngày 1 tháng 4 năm 2023);
– Đoàn viên và người lao động sẽ được chi trả hỗ trợ 01 lần, có thể được hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hỗ trợ thông qua hình thức chuyển khoản;
– Đoàn viên và người lao động đáp ứng đầy đủ điều kiện hỗ trợ thuộc đối tượng nào thì sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ của đối tượng đó, tuy nhiên theo quy định hiện nay thì một người sẽ chỉ được hỗ trợ một lần đối với một chính sách nhất định. Trong trường hợp đoàn viên công đoàn và người lao động được hưởng tất cả các chính sách hỗ trợ thì sẽ không được trừ đi phần chênh lệch giữa các mức hỗ trợ. Trong trường hợp không thể xác minh được chính sách hỗ trợ mà người lao động đã được hưởng, người lao động cần phải có bản cam kết về việc đã được hưởng hoặc chưa được hưởng chính sách hỗ trợ căn cứ theo mẫu số 08 tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 7785/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
– Trong trường hợp người lao động bị cắt giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt hoặc giảm đơn bắt đầu từ giai đoạn ngày 1 tháng 10 năm 2022 đến hết giai đoạn ngày 31 tháng 3 năm 2023, đã tiến hành thủ tục nộp hồ sơ cho các cấp công đoàn sau giai đoạn ngày 31 tháng 3 năm 2023 mà công đoàn cấp trên cơ sở chưa thực hiện thủ tục thẩm định hoặc quyết định hỗ trợ, thì công đoàn cấp trên cơ sở sẽ còn phải tiếp tục thẩm định và xem xét quyết định hỗ trợ cho người lao động;
– Nghiêm cấm các tổ chức và cá nhân có các hành vi lợi dụng việc hỗ trợ để trục lợi cá nhân, nếu có vi phạm, sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm để chịu trách nhiệm bồi thường, xem xét xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Thủ tục để lao động ngừng việc, giảm giờ làm nhận tiền hỗ trợ:
Căn cứ theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng (sau được sửa đổi tại Quyết định 7785/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), thủ tục để hưởng tiền hỗ trợ bị giảm giờ làm/cho nghỉ việc sẽ phải trải qua một số giai đoạn sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để đề nghị được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật. Tức là trong khoảng thời hạn trước ngày 15 hàng tháng, công đoàn cơ sở sẽ cần phải thực hiện hoạt động chủ động tiến hành lập hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp, sau đó gửi đến công đoàn cấp trên trực tiếp. Thành phần hồ sơ trong trường hợp này sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản như sau: Danh sách lao động bị giảm giờ làm hoặc bị ngưng việc theo mẫu do pháp luật quy định, bản sao các loại văn bản/phương án/quyết định sắp xếp lại thời gian làm việc/giảm giờ làm hằng ngày/hàng tuần/hàng tháng cho người lao động, các loại giấy tờ chứng minh người lao động không là đoàn viên tuy nhiên thuộc đối tượng được ưu tiên theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét hưởng mức hỗ trợ. Tức là công đoàn cấp trên trực tiếp tiến hành hoạt động thẩm định và trình lên công đoàn cấp tỉnh. Thời hạn thực hiện trong trường hợp này đó là 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Công đoàn cấp tỉnh sẽ tiến hành thủ tục phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ, sau đó chỉ đạo công tác chi trả cho người lao động. Thời gian thực hiện trong trường hợp này sẽ được xác định là 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cấp tỉnh sẽ phối hợp và hợp tác với nhau, phối hợp với các doanh nghiệp để thực hiện hoạt động chi trả hỗ trợ cho đoàn viên và người lao động. Thời gian thực hiện trong trường hợp này sẽ được xác định là không quá 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Hình thức chi trả theo quy định của pháp luật hiện nay có thể là chi trả một lần phải chi trả bằng tiền mặt hoặc chi trả thông qua hình thức chuyển khoản.
Bước 5: Công đoàn cơ sở sau đó sẽ lập danh sách phải gửi danh sách ký nhận hỗ trợ phải gửi kèm theo các loại chứng từ chứng minh đã chuyển khoản tiền hỗ trợ cho công đoàn cấp trên trực tiếp. Thời gian thực hiện trong trường hợp này được xác định là 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày hoàn thành việc chi hỗ trợ cho đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 6696/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng;
– Quyết định 7785/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ ngày 16/01/2023 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.