Khi các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của đại lý bảo hiểm thì cần thanh toán thù lao cho các đại lý bảo hiểm đó. Giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại lý ra đời trong hoàn cảnh này. Vậy, giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại lý được quy định như thế nào và được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại lý là gì?
Ta có thể hiểu đơn giản, các tổ chức, cá nhân trực tiếp tư vấn sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng được gọi là đại lý bảo hiểm. Ngày nay, các đại lý bảo hiểm là một trong những kênh bán hàng hiệu quả mang đến doanh thu tốt cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Thông qua các cuộc tư vấn cụ thể, các đại lý bảo hiểm sẽ giải thích cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà công ty bảo hiểm cung cấp để hướng đến mục đích tất cả mọi người đều sở hữu hợp đồng bảo hiểm. Giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại lý được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò quan trọng đối với hoạt động của các tổ chức làm đại lý.
Mẫu số C66a-HD: Giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại lý là mẫu giấy được lập ra nhằm mục đích để thực hiện việc thanh toán về thù lai cho tổ chức làm đại lý. Mẫu nêu rõ thông tin tổng số tiền đã nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội, tổng số tiền thù lao được hưởng, thông tin về hợp đồng đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, thu bảo hiểm y tế của người tham gia theo hộ gia đình, danh sách học sinh, sinh viên tham gia BHYT đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 102/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.
2. Mẫu giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại lý:
Mẫu số: C66a-HD
(Ban hành kèm theo Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính)
GIẤY THANH TOÁN THÙ LAO CHO TỔ CHỨC LÀM ĐẠI LÝ
Số: ……
– Căn cứ Hợp đồng đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, thu bảo hiểm y tế của người tham gia theo hộ gia đình, danh sách học sinh, sinh viên tham gia BHYT đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (BHXH tự nguyện, BHYT) số……. ngày…… tháng…… năm…..giữa Bảo hiểm xã hội ……và………
– Căn cứ Danh sách đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tăng mới, tái tục lập ngày….. tháng….. năm….
– Căn cứ số tiền thu BHXH tự nguyện, BHYT tăng mới, tái tục đã nộp cho cơ quan BHXH tại Phiếu thu số ngày……. tháng……. năm …… của Bảo hiểm xã hội ………
(Hoặc Giấy báo Có số…ngày……. tháng……. năm……. của…….)
Đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội ……. chi thù lao làm đại lý thu cho ……. Địa chỉ: …….
Số tài khoản: ….…. Mở tại: ….…. như sau:
+ Tổng số tiền đã nộp cho cơ quan BHXH: ……… đồng
+ Tổng số tiền thù lao được hưởng: ……… đồng
Viết bằng chữ: …… đồng
Ngày……. tháng……. năm…….
ĐẠI LÝ THU
(Ký, họ tên, đóng dấu)
CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI DUYỆT
Tổng số tiền thù lao được hưởng: ……… đồng
Viết bằng chữ ……… đồng.
Ngày….. tháng….. năm…
CÁN BỘ THU
(Ký, họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại lý:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số: C66a-HD (Ban hành kèm theo Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính).
+ Thông tin đơn vị, bộ phận.
+ Thông tin cơ quan ra thông báo.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại lý.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý ban hành giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại lý.
+ Đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội chi thù lao làm đại lý thu cho tổ chức làm đại lý.
+ Thông tin số tài khoản của tổ chức làm đại lý.
+ Thông tin số tiền thù lao tổ chức làm đại lý được hưởng.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại lý.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đại lý thu.
+ Cơ quan bảo hiểm xã hội duyệt giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại lý.
4. Một số quy định của pháp luật về đại lý bảo hiểm:
4.1. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm:
Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm được quy định tại Điều 83
Cán bộ của doanh nghiệp bảo hiểm không được làm đại lý cho chính doanh nghiệp của mình. Đại lý bảo hiểm không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý. Các tổ chức làm đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 86 của Luật Kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
– Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm không được làm đại lý bảo hiểm cho chính doanh nghiệp bảo hiểm đó.
– Các tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý.
– Đại lý bảo hiểm không được xúi giục khách hàng huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức theo quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Những quy định nêu trên nhằm mục đích đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng và hạn chế hoạt động cạnh tranh bất hợp pháp của đại lý.
4.2. Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm:
Đối với các cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Các cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
– Các cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Các cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ tài chính chấp thuận cấp. Bộ tài chính quy định về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, việc cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm.
Đối với tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;
– Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Quy định chung về điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm của các cá nhân, tổ chức:
Cần lưu ý rằng đối với người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vi phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm
Các khách hàng có thể thực hiện việc kiểm tra tư cách đại lý bằng việc yêu cầu đại lý xuất trình hợp đồng đại lý hoặc chứng chỉ đào tạo đại lý.
Theo quy định tại
Đồng thời, các tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mà mình đang làm đại lý.
Cá nhân đã được cấp chứng chỉ đại lý nhưng không hoạt động đại lý trong thời hạn 3 năm liên tục phải thực hiện thi lấy chứng chỉ đại lý mới trước khi hoạt động đại lý.
4.3. Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm:
Quyền của đại lý bảo hiểm:
– Đại lý bảo hiểm có quyền lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
– Đại lý bảo hiểm có quyền tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tổ chức.
– Đại lý bảo hiểm có quyền được cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạt động của mình và các điều kiện khác để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm.
– Đại lý bảo hiểm có quyền hưởng hoa hồng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm.
– Đại lý bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
Nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm:
– Đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện cam kết trong hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài; ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nếu có thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
– Đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ giới thiệu, mời chào, bán bảo hiểm; cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm.
– Đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo phạm vi được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
– Đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ tham gia các khoá đào tạo nâng cao trình độ do các cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm tổ chức;
– Đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật.