Mẫu biểu tổng hợp quyết toán chi phí theo chuyến tàu hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu số 03 tại Thông tư 49/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc hướng dẫn quy trình, hồ sơ thanh quyết toán, thủ tục hỗ trợ giá cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, nhiệm vụ an sinh xã hội.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biểu tổng hợp quyết toán chi phí theo chuyến tàu:
CÔNG TY …
BIỂU TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN CHI PHÍ
THEO CHUYẾN TÀU … QUÝ … NĂM …
Đơn vị tính: đồng
STT | Nội dung | Chi phí | Ghi chú |
I | Chi phí trực tiếp cho công tác | … |
|
1 | Chi tiền lương lao động | … | Có bảng thuyết minh chi tiết kèm theo |
2 | Chi bảo hiểm và chi cho công đoàn | … | Có bảng thuyết minh chi tiết kèm theo |
3 | Chi vật liệu | … | Có bảng thuyết minh chi tiết kèm theo |
a | Vật tư, nguyên vật liệu, văn phòng phẩm … |
|
|
b | Công cụ dụng cụ |
|
|
4 | Chi nhiên liệu |
| Có bảng thuyết minh chi tiết kèm theo |
a | Nhiên liệu chạy máy móc thiết bị |
|
|
b | Nhiên liệu khác |
|
|
5 | Chi dịch vụ mua ngoài |
| Có bảng thuyết minh chi tiết kèm theo |
a | Chi chế độ đồng phục và bảo hiểm lao động của cá nhân |
|
|
b | Chi dịch vụ khác |
|
|
6 | Chi khác |
| Có bảng thuyết minh chi tiết kèm theo |
a | Chi chế độ người lao động |
|
|
b | Chi phí khác |
|
|
7 | Chi khấu hao tài sản cố định |
| Có bảng thuyết minh chi tiết kèm theo |
II | Phân bổ chi phí quản lý |
| Có bảng thuyết minh chi tiết kèm theo |
1 | Tiền lương lao động quản lý, bổ trợ |
|
|
2 | Các chi phí khác |
|
|
| TỔNG |
|
|
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
(Ký và ghi rõ họ tên)
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 65/2018/NĐ-CP, có quy định về doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt. Theo đó, muốn đăng ký kinh doanh vận tải đường sắt thì các doanh nghiệp cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
-
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt cần phải có bộ phận phụ trách trong công tác an toàn vận tải đường sắt;
-
Cần phải có ít nhất một người phụ trách công tác an toàn đáp ứng trình độ học vấn phải có trình độ đại học chuyên ngành vận tải đường sắt, đồng thời có khoảng thời gian ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong vấn đề quản lý và khai thác vận tải đường sắt;
-
Người được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm trực tiếp trong quá trình quản lý kĩ thuật khai thác vận tải đường sắt bắt buộc phải có trình độ đại học, đồng thời cần phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong vấn đề khai thác vận tải đường sắt.
Đồng thời, cần phải lưu ý về giá vận tải đường sắt trong quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt. Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Văn bản hợp nhất Luật đường sắt năm 2023 có quy định về giá vận tải đường sắt như sau:
-
Giá vận tải hành khách, giá vận tải thanh lý, giá vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia sẽ do các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt quyết định cụ thể. Giá vận tải hành khách, giá vận tải hành lý trên các tuyến đường sắt đô thị sẽ do cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. Giá vận tải trên đường sắt chuyên dùng sẽ do các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng quyết định cụ thể;
-
Giá vận tải đường sắt cần phải được niêm yết công khai tại gia đường sắt, đồng thời cần phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và công bố công khai trên các trang thông tin điện tử của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt trước thời điểm áp dụng;
-
Giá vận tải hàng siêu trường, giá vận tải hàng siêu trọng do các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt và người thuê vận tải thỏa thuận với nhau;
-
Chính phủ sẽ quy định cụ thể về vấn đề miễn hoặc giảm giá vận tải hành khách cho các đối tượng chính sách xã hội căn cứ theo quy định tại Chương V của Nghị định 65/2018/NĐ-CP.
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt cũng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Trong quá trình kinh doanh vận tải đường sắt, các doanh nghiệp kinh doanh cần phải tuân thủ một số quyền và nghĩa vụ nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Văn bản hợp nhất Luật đường sắt năm 2023 có quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt như sau:
-
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến kĩ thuật, thông tin liên quan đến kinh tế, thông tin liên quan đến dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt, các thông tin liên quan đến năng lượng kết cấu hạ tầng đường sắt;
-
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền được sử dụng cơ sở kết cấu hạ tầng đường sắt, sử dụng dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt trên hệ thống tuyến đường sắt để phục vụ cho quá trình kinh doanh vận tải đường sắt phù hợp với quy định của pháp luật;
-
Có quyền tạm dừng chạy tàu trong trường hợp xét thấy kết cấu hạ tầng cơ sở đường sắt có nguy cơ mất an toàn, đồng thời cần phải thông báo bằng văn bản cho các doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng cơ sở đường sắt, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình ra quyết định của mình;
-
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền được bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại xảy ra do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu cơ sở hạ tầng đường sắt hoặc do lỗi của các tổ chức, cá nhân;
-
Thực hiện một số quyền khác theo quy định của pháp luật;
-
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có nghĩa vụ tổ chức và triển khai các chuyến tàu, chạy tàu theo đúng biểu đồ, công lệnh trọng tải, công lệnh tốc độ đã được doanh nghiệp kinh doanh kết cấu cơ sở hạ tầng đường sắt công bố trước đó;
-
Có nghĩa vụ yêu tiên thực hiện dịch vụ vận tải mới nhiệm vụ đặc biệt nghiêm trọng, mục tiêu an ninh xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
-
Dừng chạy tàu sau khi nhận được văn bản thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu cơ sở hạ tầng đường sắt;
-
Phải trả tiền sử dụng kết cấu cơ sở hạ tầng đường sắt, sử dụng dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt cho các doanh nghiệp kinh doanh kết cấu cơ sở hạ tầng đường sắt;
-
Đảm bảo đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn trong quá trình tàu chạy, trong quá trình khai thác, đồng thời bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
-
Chịu sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cần phải nghiêm túc phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kết cấu cơ sở hạ tầng đường sắt trong quá trình phòng chống sự cố khi tàu chạy, phòng chống thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật;
-
Cung cấp các thông tin liên quan đến nhu cầu vận tải, thông tin liên quan đến năng lực phương tiện, thông tin liên quan đến thiết bị vận tải cho các doanh nghiệp kinh doanh kết cấu cơ sở hạ tầng đường sắt, để sử dụng phục vụ cho quá trình xây dựng và phân bộ biểu đồ, làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư, nâng cấp bảo trì đối với cơ sở hạ tầng kết cấu đường sắt;
-
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH 2023 Luật Đường sắt;
– Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
– Nghị định 91/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 65/2018/NĐ-CP và Nghị định 01/2022/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Đường sắt;
– Thông tư 49/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc hướng dẫn quy trình, hồ sơ thanh quyết toán, thủ tục hỗ trợ giá cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, nhiệm vụ an sinh xã hội.
THAM KHẢO THÊM: