Việc lấn chiếm mặt bằng và ý thức của các thương nhân còn kém gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của chợ truyền thông. Khi xảy ra hành vi lấn chiếm vị trí chợ thì các cơ quan chức năng sẽ lập biên bản xử lý lấn chiếm vị trí chợ và có các hình thức xử phạt hành chính phù hợp.
Mục lục bài viết
1. Biên bản xử lý lấn chiếm vị trí chợ là gì?
Chợ truyền thống được hiểu là một loại hình kinh doanh lâu đời được phát triển dựa trên những hoạt động thương mại mang tính truyền thống, được tổ chức tại một điểm theo quy định và nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa – dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng giữa các chủ thể của đời sống. Để kiếm lợi cho bản thân, các hành vi và hình thức vi phạm của các thương nhân ngày càng trở lên đa dạng và phức tạp, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm vị trí chợ khi chưa có sự cho phép của chính quyền địa phương. Mẫu biên bản xử lý lấn chiếm vị trí chợ ra đời trong hoàn cảnh đó và được sử dụng rộng rãi trong thực tế.
Mẫu biên bản xử lý lấn chiếm vị trí chợ là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại về quá trình, nội dung các chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc xử lý lấn chiếm vị trí chợ đối với các đối tượng vi phạm. Mẫu nêu rõ thời gian và địa điểm lập biên bản, nội dung xử lý, hành vi lẫn chiếm của các cá nhân, tổ chức, diễn biến vụ việc,… Sau khi lập biên bản thì biên bản được lập thành hai bản sau đó người lập biên bản và đại diện bên bị lập biên bản phải ký và ghi rõ họ tên để biên bản có giá trị.
2. Mẫu biên bản xử lý lấn chiếm vị trí chợ:
UBND …
Số: ………
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
….., ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN
V/v: Xử lý lấn chiếm vị trí chợ
Hôm nay hồi …….giờ…..phút, ngày…. tháng. …năm…
Tại …………
Chúng tôi bao gồm:
Họ tên: …… Chức vụ: ……
Đại diện cho UBND xã/phường/thị trấn:……
Họ tên: …… Chức vụ: …..
Họ tên:……. Chức vụ: ……
Với sự chứng kiến của Ông/bà: ………
Thường trú tại: …………
Tiến hành lập biên bản về hành vi lấn chiếm của những cá nhân/tổ chức sau:
Họ tên: ………
Thường trú tại: ………
Số CMND: ……… ngày cấp…………nơi cấp……
Nghề nghiệp:………
Họ tên: ………
Thường trú tại: ………
Số CMND: …………. ngày cấp………….nơi cấp……
Nghề nghiệp:……
Nội dung biên bản:
Thời gian, địa điểm:……
Diễn biến vụ việc:…………
Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên nắm giữ 01 bản.
Người lập biên bản
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đại diện bên bị lập biên bản
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản xử lý lấn chiếm vị trí chợ:
– Phần mở đầu:
+ Thông tin Ủy ban nhân dân, nơi lập biên bản.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm làm biên bản.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản xử lý lấn chiếm vị trí chợ.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin của bên lập biên bản.
+ Thông tin của người chứng kiến.
+ Thông tin của chủ thể có hành vi lấn chiếm vị trí chợ.
+ Nội dung của biên bản xử lý lấn chiếm vị trí chợ.
+ Diễn biến vụ việc.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký tên và đóng dấu của bên lập biên bản.
+ Ký và ghi rõ họ tên của đại diện bên bị lập biên bản.
4. Xử lý đối với hành vi lấn chiếm đất:
Hành vi lấn đất và chiếm đất:
Theo quy định của pháp
Các trường hợp được quy định là hành vi chiếm đất, đó là:
+ Trường hợp thứ nhất, các đối tượng tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.
+ Trường hợp thứ hai, các đối tượng tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
+ Trường hợp thứ ba, các đối tượng sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).
+ Trường hợp cuối cùng, các đối tượng sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Xử lý đối với hành vi lấn chiếm đất:
Tùy theo từng tính chất, mức độ của vụ việc thì sẽ áp dụng những hình thức và mức xử phạt khác nhau để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
Các cá nhân, tổ chức nào mà thực hiện một trong các hành vi trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lấn chiếm đất căn cứ theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:
Đối với trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt hành chính với mức xử lý cụ thể như sau:
– Bị xử lý phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta.
– Bị xử lý phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.
– Bị xử lý phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.
– Bị xử lý phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.
– Bị xử lý phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
Đối với các trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt hành chính được quy định cụ thể như sau:
– Bị xử lý phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta.
– Bị xử lý phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.
– Bị xử lý phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.
– Bị xử lý phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.
– Bị xử lý phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
Đối với các trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt hành chính được quy định cụ thể như sau:
– Bị xử lý phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta.
– Bị xử lý phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta.
– Bị xử lý phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.
– Bị xử lý phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.
– Bị xử lý phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.
– Bị xử lý phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
Đối với các trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt hành chính được quy định cụ thể như sau:
– Bị xử lý phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta.
– Bị xử lý phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.
– Bị xử lý phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.
– Bị xử lý phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.
– Bị xử lý phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
Trong trường hợp các chủ thể thực hiện hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại các khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng hai lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP và mức phạt tối đa được nhà nước ta giới hạn không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
Trong các trường hợp các chủ thể thực hiện hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định, các đối tượng phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
– Thứ nhất: Buộc các chủ thể có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này.
– Thứ hai: Buộc các chủ thể có hành vi vi phạm đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của
– Thứ ba: Buộc các chủ thể có hành vi vi phạm thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất.
– Thứ tư: Buộc các chủ thể có hành vi vi phạm nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Ngoài ra, Điều 228
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
+ Người nào lấn chiếm đất đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.