Trong trường hợp khi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi thì người phát hiện thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận về việc trẻ em bị bỏ rơi và lập thành biên bản.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản xác nhận trẻ em bị bỏ rơi là gì?
Mẫu biên bản xác nhận trẻ em bị bỏ rơi là mẫu biên bản được lập ra để xác nhận trẻ em bị bỏ rơi. Mẫu biên bản ghi rõ thông tin về trẻ em bị bỏ rơi, thông tin người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi ( họ tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, chỗ ở hiện nay, đăng ký hộ khẩu thường trú…)
Mẫu biên bản xác nhận trẻ em bị bỏ rơi là mẫu biên bản được dùng để ghi chép lại quá trình xác nhận trẻ em bị bỏ rơi. Mẫu biên bản xác nhận trẻ em bị bỏ rơi là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có phương án xử lý giải quyết để trẻ em được sống và bảo đảm đầy đủ các quyền, được chăm sóc, bảo vệ.
2. Mẫu biên bản xác nhận trẻ em bị bỏ rơi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-o0o———-
……, ngày….tháng….năm…..
BIÊN BẢN XÁC NHẬN TRẺ EM BỊ BỎ RƠI
Căn cứ Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch;
Căn cứ……………;
Họ và tên:……… Chức vụ: Trưởng công an xã/ phường …(1)
Cơ quan: Ủy ban nhân dân xã……
Địa chỉ cơ quan:………(2)
Số điện thoại liên hệ:……(3)
Hôm nay ngày….tháng…. năm……, sau khi nhận được
Thông tin người phát hiện đứa trẻ bỏ rơi:
Họ tên:……..Năm sinh:……(4)
CMND số:…… Ngày cấp:…./…./…………Nơi cấp:…(5)
Nơi đăng ký hộ khẩu:………(6)
Chỗ ở hiện nay:……(7)
Số điện thoại liên hệ:……(8)
Ngày …/…../……… tại địa điểm…. ông/ bà:…………….. đã phát hiện ra đứa bé bị bỏ rơi, do cháu bé quá nhỏ nên tạm thời đã đưa về nhà tại địa chỉ ……… để chăm sóc và thông báo với
Qua xác minh em bé bị bơi rơi có các đặc điểm nhận dạng sau:
Các thông tin trong giấy tờ tùy thân ( Nếu có) như: (9)
Họ và tên:………… Ngày sinh:….…………
Giới tính:…….
Tình trạng sức khỏe:………
Đặc điểm nhận dạng:……
Thay mặt Công an xã…… xác nhận đứa trẻ với các thông tin nêu trên là bị bỏ rơi trên địa bàn xã…… là đúng sự thật.
NGƯỜI PHÁT HIỆN TRẺ BỎ RƠI
(Ký và ghi rõ họ tên)
TRƯỞNG CÔNG AN XÃ….
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn cách lập biên bản xác nhận trẻ em bị bỏ rơi:
(1): Điền tên trưởng công an xã/ phường
(2): Điền địa chỉ cơ quan.
(3): Điền số điện thoại liên hệ
(4): Điền họ tên, năm sinh của người phát hiện
(5): Điền số chứng minh nhân dân của người phát hiện
(6): Điền nơi đăng ký hộ khẩu của người phát hiện
(7): Điền chỗ ở hiện nay của người phát hiện
(8): Điền số điện thoại liên hệ
(9): Điền các thông tin của trẻ em bị bỏ rơi trong giấy tờ tùy thân( nếu có)
4. Quy định về đăng ký hộ tịch:
* Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
– Việc đăng ký khai sinh được tiến hành nếu đã hết thời hạn niêm yết mà không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ. Trong trường hợp này, người tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ thuộc về cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
– Hồ sơ khai sinh gồm biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.
– Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
– Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
* Giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch khi không nhận được kết quả xác minh (Điều 4
– Pháp luật quy định đối với việc đăng ký hộ tịch phải gửi văn bản đề nghị xác minh theo quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư này, nếu quá thời hạn mà không nhận được văn bản trả lời kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung cần xác minh. Theo đó, người yêu cầu đăng ký hộ tịch chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan của mình theo quy định của pháp luật.
– Trong trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan biết về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.
– Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định của pháp luật hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.
* Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân
Theo Điều 8 Thông tư 15/2015/TT- BTP quy định:
– Đối với trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chưa được đăng ký khai sinh nhưng có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: giấy tờ tùy thân theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc các giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có yêu cầu đăng ký khai sinh thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú thực hiện việc đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật.
– Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi chưa được đăng ký khai sinh, nếu có hồ sơ, giấy tờ cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 15/2015/TT- BTP, trong đó ghi nơi sinh tại Việt Nam và có yêu cầu đăng ký khai sinh thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh của người đó thực hiện việc đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật.
* Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh
Quy định tại Điều 9 Thông tư 15/2015/TT- BTP
Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP bao gồm những nội dung như sau:
+ Một là, bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh).
+ Hai là, bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.
– Nếu trong trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư 15/2015/TT- BTP thì giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh bao gồm:
+ Thứ nhất, giấy tờ tùy thân như: giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
+ Thứ hai, sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú.
+ Thứ ba, đó là bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận, chứng chỉ, học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận.
+ Thứ tư là giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân.
+ Thứ năm là giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
– Trong trường hợp, người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên và người yêu cầu phải cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có. Nếu trong trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh cam đoan không đúng sự thật, cố ý chỉ nộp bản sao giấy tờ có lợi để đăng ký lại khai sinh thì việc đăng ký lại khai sinh không có giá trị pháp lý.
Đối với trường hợp người yêu cầu đăng ký lại việc sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Việc đăng ký lại khai sinh vi phạm quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2005/NĐ-CP và Thông tư này thì Giấy khai sinh đã được cấp thì không có giá trị pháp lý, phải được thu hồi, hủy bỏ. Người yêu cầu đăng ký khai sinh tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.