Để đảm bảo độ chính xác và chi tiết của quá trình kiểm tra, biên bản xác nhận thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao mất, hỏng, vỡ được lập ra. Vậy, mẫu biên bản xác nhận thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao mất, hỏng, vỡ được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản xác nhận thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao mất, hỏng, vỡ là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản xác nhận thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao mất, hỏng, vỡ:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản xác nhận thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao mất, hỏng, vỡ:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về thuốc, hóa chất và vật dụng y tế:
1. Biên bản xác nhận thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao mất, hỏng, vỡ là gì?
Nhu cầu được chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh của con người ngày nay là vô cùng lớn. Các nhà sản xuất và các cơ sở nghiên cứu đang từng ngày sản xuất ra các loại thuốc, hóa chất và các dụng y tế mới để phục vụ cho cuộc sống của con người.
Quá trình kiểm tra, xác nhận thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao, hỏng, vỡ có vai trò to lớn để xác định sự chênh lệch về số lượng thực tế và khả năng sử dụng của các loại sản phẩm này. Mẫu biên bản xác nhận thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao mất, hỏng, vỡ được lập ra khi các cơ sở thực hiện việc kiểm tra lại số lượng thuốc, hóa chất, vật dụng y tế sau quá trình sử dụng của của cơ sở mình.
Mẫu biên bản xác nhận thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao mất, hỏng, vỡ là mẫu biên bản được lập ra để xác nhận thuốc, hóa chất và vật dụng y tế tiêu hao bị mất, hỏng, vỡ. Mẫu biên bản nêu rõ thành phần kiểm tra, thông tin về thuốc, hóa chất, vật dụng y tế bị mất, hỏng,… Sau quá trình xác nhận phải có chữ kí của thư ký và chủ tịch hội đồng để làm căn cứ xác định tính chính xác của biên bản. Những người tham gia vào quá trình kiểm tra, xác nhận phải có trách nhiệm đối với nội dung của biên bản xác nhận thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao mất, hỏng, vỡ.
2. Mẫu biên bản xác nhận thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao mất, hỏng, vỡ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN XÁC NHẬN THUỐC/ HOÁ CHẤT/ VẬT DỤNG Y TẾ TIÊU HAO MẤT/HỎNG/VỠ
– Hồi: ……. giờ……., ngày ……. tháng ……. năm …….
– Chúng tôi gồm:
- …….. chức vụ: ……..
- …….. chức vụ: ……..
- …….. chức vụ: ……..
- …….. chức vụ: ……..
- …….. chức vụ: ……..
– Đã tiến hành tại chỗ và xác định tình trạng ………bị …….. dưới dây:
Số TT | Tên thuốc/ hoá chất/ vật dụng y tế tiêu hao | Đơn vị | Số kiểm soát | Nước sản xuất | Đơn giá | Số lượng | Thành tiền | Kết luận/ Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Cộng khoản: |
THÀNH VIÊN
THƯ KÝ
( Ký và ghi rõ họ tên)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
( Chữ ký và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản xác nhận thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao mất, hỏng, vỡ:
– Phần mở đầu:
+ Tên bệnh viện và tên khoa.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản xác nhận thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao mất, hỏng, vỡ.
+ Thông tin mã số.
+ Các thông tin liên quan tới thời gian lập biên bản.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Họ tên đầy đủ và chức vụ của các thành viên trong tổ xác nhận.
+ Nội dung biên bản xác nhận thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao mất, hỏng, vỡ.
+ Kết quả quá trình xác nhận thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao mất, hỏng, vỡ.
– Phần cuối biên bản:
+ Thành viên của tổ xác nhận.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người ghi biên bản hay còn gọi là thư ký.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của chủ tịch hội đồng.
4. Một số quy định của pháp luật về thuốc, hóa chất và vật dụng y tế:
Thuốc:
– Theo Điều 84
“1. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng phục vụ cho nhu cầu cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức bán thuốc ban đêm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
2. Việc bảo quản thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ các quy định về thực hành tốt trong bảo quản thuốc và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Việc cấp phát thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện theo đúng y lệnh hoặc đơn thuốc, ghi rõ tên thuốc, hàm lượng trên bao bì đựng thuốc và có hướng dẫn cho người sử dụng.
4. Việc sử dụng thuốc phóng xạ chỉ được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thầy thuốc chuyên khoa y học hạt nhân và được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”
– Theo Điều 85
“1. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sản xuất, pha chế thuốc để sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chịu trách nhiệm về chất lượng và việc quản lý các loại thuốc do cơ sở mình sản xuất, pha chế.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép sản xuất, pha chế để phục vụ nhu cầu Điều trị của cơ sở khi đáp ứng đủ các Điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sản xuất, pha chế thuốc phóng xạ, ngoài việc thực hiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, phải thực hiện các biện pháp về an ninh bảo đảm không thất thoát thuốc, nguyên liệu làm thuốc phóng xạ và được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
Thuốc sản xuất, pha chế theo quy định tại Khoản này được cung cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.”
Hóa chất:
Theo Điều 48 Văn bản hợp nhất 10/NBHN-BYT 2019 Nghị định về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế quy định về: Nguyên tắc thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất, chế phẩm có nội dung như sau:
“1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất, chế phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
2. Chế phẩm có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực được phép nhập khẩu theo nhu cầu, không hạn chế số lượng, giá trị, thủ tục làm tại Hải quan, không phải qua Bộ Y tế phê duyệt. Cơ sở nhập khẩu tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của mình.
3. Nguyên liệu để sản xuất chế phẩm đã được cấp số đăng ký lưu hành thì cơ sở sản xuất được nhập khẩu theo nhu cầu sản xuất, thủ tục làm tại Hải quan, không phải qua Bộ Y tế phê duyệt. Cơ sở nhập khẩu tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của mình.
4. Trong trường hợp nước nhập khẩu có yêu cầu xác nhận chế phẩm đã được lưu hành tại Việt Nam, chủ sở hữu số đăng ký lưu hành thực hiện theo quy định của pháp luật về Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.”
Vật dụng y tế tiêu hao:
Theo Điều 4 Nghị định 169/2018/NĐ-CP quy định về: Loại, nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế có nội dung như sau:
“1. Trang thiết bị y tế gồm 2 nhóm được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:
a) Nhóm 1 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp.
b) Nhóm 2 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D, trong đó:
– Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp;
– Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao;
– Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao.
2. Nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế:
a) Việc phân loại trang thiết bị y tế phải dựa trên cơ sở quy tắc phân loại về mức độ rủi ro và phải được thực hiện bởi cơ sở đã công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế theo quy định tại Nghị định này;
b) Trang thiết bị y tế chỉ có một mục đích sử dụng nhưng mục đích sử dụng đó có thể được phân loại vào hai hoặc nhiều mức độ rủi ro khác nhau thì áp dụng việc phân loại theo mức độ rủi ro cao nhất;
c) Trang thiết bị y tế có nhiều mục đích sử dụng và mỗi mục đích sử dụng có mức độ rủi ro khác nhau thì áp dụng việc phân loại theo mức độ rủi ro cao nhất;
d) Trang thiết bị y tế được thiết kế để sử dụng kết hợp với một trang thiết bị y tế khác thì mỗi trang thiết bị y tế có thể được phân loại mức độ rủi ro riêng biệt nhưng kết quả phân loại phải căn cứ vào mức độ rủi ro cao nhất của mục đích sử dụng cuối cùng của tổng thể trang thiết bị y tế kết hợp đó.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế về phân loại trang thiết bị y tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mà Việt Nam là thành viên.”
Như vậy, việc phân loại trang thiết bị y tế phải dựa trên cơ sở quy tắc phân loại về mức độ rủi ro và phải được thực hiện bởi cơ sở đã công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế theo quy định tại Nghị định 169/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của