Việc tổ chức hợp lý đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm lịch sử truyền thống và các đặc trưng vùng miền, khả năng quản lý của các cấp chính quyền,... Trong đó, vấn đề xác định địa giới hành chính là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai.
Mục lục bài viết
1. Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính là gì?
Địa giới hành chính là đường ranh giới phân chia các đơn vị hành chính được đánh dấu bằng các mốc địa giới, là cơ sở pháp lý phân định phạm vi trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước các cấp trong việc quản lý dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương.
Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính là văn bản được lập ra để ghi lại hoạt động xác nhận thể hiện địa giới hành chính có sự làm chứng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Biên bản xác nhận địa giới hành chính được lập ra dưới sự chứng kiến của các cán bộ địa chính nhà nước nhằm xác nhận thể hiện địa giới hành chính. Biên bản nêu rõ ngày giờ lập và thành phần tham dự,….
Biên bản xác nhận địa giới hành chính là căn cứ pháp lý trong trường hợp xảy ra tranh chấp về địa giới hành chính.
2. Mẫu biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN XÁC NHẬN THỂ HIỆN ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Tuyến địa giới hành chính giữa:
Xã (phường, thị trấn)… Huyện (quận, thị xã, thành phố)…Tỉnh (thành phố) ……và
Xã (phường, thị trấn)… Huyện (quận, thị xã, thành phố)…Tỉnh (thành phố) …Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà)…. chức vụ…đại diện UBND xã (phường, thị trấn)…..
2. Ông (bà)… chức vụ… đại diện UBND xã (phường, thị trấn)…..
3. Ông (bà)…chức vụ… đại diện UBND xã (phường, thị trấn)……
Với sự chứng kiến của các:
1. Ông (bà)……chức vụ…đại diện…
2. …
Sau khi đã cùng nhau xem xét trên bản đồ địa chính và đi kiểm tra, đối soát ở thực địa, dọc theo tuyến địa giới hành chính, chúng tôi thống nhất xác nhận tuyến địa giới hành chính giữa xã (phường, thị trấn)…….. và xã (phường, thị trấn)… đã được (tên đơn vị đo đạc) đo vẽ và biểu thị trên các mảnh bản đồ địa chính… là đúng với thực địa và phù hợp với hồ sơ địa giới hành chính đang quản lý ở địa phương (hoặc ý kiến khác nếu có).
Biên bản này được lập thành … bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi UBND xã (phường, thị trấn) giữ 01 bản, … bản giao nộp Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện (quận, thị xã, thành phố), … bản giao nộp Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh (thành phố).
Biên bản này làm tại…… ngày… tháng…. năm…
Chủ tịch UBND xã
(phường, thị trấn)
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
Chủ tịch UBND xã
(phường, thị trấn)
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
Đơn vị đo đạc
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính chi tiết nhất:
Tuyến địa giới hành chính giữa:
Xã (phường, thị trấn)…Huyện (quận, thị xã, thành phố)… Tỉnh (thành phố) … và
Xã (phường, thị trấn)…Huyện (quận, thị xã, thành phố)… Tỉnh (thành phố) …
Ghi rõ thông tin của hai địa phương có chung tuyến địa giới hành chính theo cấp: xã, huyện, tỉnh,…
– Phần thông tin của đại diện cơ quan có thẩm quyền của nhà nước:
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà): (Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu) chức vụ: (Ghi theo chức vụ đang đảm nhiệm ở thời điểm hiện tại ) đại diện UBND xã (phường, thị trấn)….
2. ….
3. ….
– Phần thông tin của những người chứng kiến
Với sự chứng kiến của các:
1. Ông (bà): (Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu) chức vụ: (Ghi theo chức vụ đang đảm nhiệm ở thời điểm hiện tại) đại diện…
2. …
– Trình bày nội dung sự việc….
Biên bản này được lập thành … bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi UBND xã (phường, thị trấn) giữ 01 bản, … bản giao nộp Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện (quận, thị xã, thành phố), … bản giao nộp Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh (thành phố).
Ghi rõ ngày, tháng, năm lập biên bản
Cuối biên bản: Chủ tịch UBND xã/phương/thị trấn các bên cùng đơn vị đo đạc; Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu
4. Một số quy định của pháp luật về địa giới hành chính:
4.1. Quy định thẩm quyền xác định địa giới hành chính:
Điều 29 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền xác định địa giới hành chính với nội dung như sau:
– Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.
– Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
– Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.
– Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Như vậy, thông qua việc ban hành các nghị định, Chính Phủ chỉ đạo việc xác định, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp (thay đổi địa giới hành chính huyện; xã, phường thuộc huyện, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương Chính Phủ quy định chi tiết diện tích, nhân khẩu, các đơn vị hành chính trực thuộc).
Thông qua việc ban hành các thông tư Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi Trường quy định chi tiết định mức kinh tế – kỹ thuật trong việc cắm mốc, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp (định mức lao động, định mức vật tư và thiết bị).
4.2. Quy định về hồ sơ địa giới hành chính:
Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.
Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận.
Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
(Căn cứ pháp lý: Khoản 3, Điều 29 Luật Đất đai 2013)
4.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp địa giới hành chính:
Căn cứ Khoản 4 Điều 29 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
– Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
+ Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định;
+ Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính.
4.4. Những hành vi vi phạm về địa giới hành chính:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 97
– Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính;
– Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa.
Hiến pháp năm 2013 quy định việc thành lập đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định; Quốc hội có thẩm quyền thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh; Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền thành lập đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh; Chính phủ trình Quốc hội thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh.
Căn cứ pháp lý:
– Luật đất đai 2013
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai
–
–