Những ngôi nhà tình nghĩa rất có ý nghĩa với xã hội và được Nhà nước ta vô cùng quan tâm. Vậy, mẫu biên bản xác nhận tài trợ xây nhà tình nghĩa được quy định như thế nào và có vai trò ra sao trong quá trình xây dựng nhà tình nghĩa?
Mục lục bài viết
1. Biên bản xác nhận tài trợ xây nhà tình nghĩa là gì?
Nhà tình nghĩa là những ngôi nhà ấm áp tình thương được các nhà hảo tâm quyên góp cho những cơ sở, tổ chức đoàn thể để họ xây dựng lên những ngôi nhà giúp cho những hoàn cảnh khó khăn. Việc các nhà tài trợ hỗ trợ bằng tiền hay hiện vật sẽ được ghi lại thông qua một biên bản gọi là biên bản xác nhận tài trợ xây nhà tình nghĩa. Biên bản này được lập ra để tránh những sai xót, nhầm lẫn trong quá trình các hoạt động từ thiện diễn ra từ đó tránh những hành vi gian dối qua trung gian của các đối tượng khác.
Mẫu biên bản xác nhận tài trợ xây nhà tình nghĩa là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc xác nhận tài trợ xây dựng nhà tình nghĩa. Mẫu nêu rõ nội dung xác nhận, thời gian địa điểm lập biên bản, đơn vị tài trợ, tổng giá trị khoản tài trợ bằng hiện vật hay tiền mặt, thông tin cơ sở nhận khoản tài trợ,… Sau khi lập biên bản cần có đẩy đủ tên, chữ ký và đóng dấu của giám đốc doanh nghiệp và bên nhân tài trợ để biên bản có giá trị và xác định được nội dung của biên bản là chính xác, làm căn cứ sau này.
2. Mẫu biên bản xác nhận tài trợ xây nhà tình nghĩa:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ XÂY NHÀ TÌNH NGHĨA
Chúng tôi gồm có:
Doanh nghiệp (đơn vị tài trợ): ……
Địa chỉ: ….. Số điện thoại:……
Mã số thuế: ……
Bên nhận tài trợ: [Tên cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ]
Địa chỉ: ….. Số điện thoại:……
Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [cá nhân, tổ chức] để xây nhà tình nghĩa.
Với tổng giá trị của khoản tài trợ là ……
Bằng tiền:……
Hiện vật:…….quy ra trị giá VND:……
Giấy tờ có giá ……quy ra trị giá VND……
(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ ).
[Tên cá nhân hưởng tài trợ hoặc tổ chức có chức năng huy động tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Biên bản này được lập vào hồi … tại ……ngày … tháng… năm …. và được lập thành…..bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Bên nhận tài trợ
(Ký tên, đóng dấu)
Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản xác nhận tài trợ xây nhà tình nghĩa:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản xác nhận tài trợ xây nhà tình nghĩa.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng nhà tình thương.
+ Giá trị tài sản hỗ trợ của doanh nghiệp.
+ Thông tin các cá nhân hoặc tổ chức nhận hỗ trợ
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian lập biên bản
+ Ký tên và đóng dấu bên nhận tài trợ.
+ Ký tên và đóng dấu giám đốc doanh nghiệp.
4. Một số quy định của pháp luật hỗ trợ người có công với công với cách mạng về nhà ở:
Nhà tình thương là nhà được xây từ các nguồn từ thiện hay quyên góp của chính quyền hoặc các tổ chức cho những người hoặc gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thông thường là những người cao tuổi không đủ khả năng chi trả tiền thuê nhà, những người già cả, neo đơn, giúp họ có chỗ để sinh sống.
Quỹ xây nhà tình thương thường được duy trì bởi một tổ chức từ thiện hoặc những người mong muốn giúp đỡ những người khó khăn. Nhà tình thương đã góp phần lớn vào chính sách an sinh xã hội của địa phương và đất nước.
4.1. Nguyên tắc, Đối tượng và điều kiện được hỗ trợ:
Nguyên tắc hỗ trợ
Theo Điều 1
1. Hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình mà người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ hiện đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở đó trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
2. Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện; Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp và tự tổ chức xây dựng nhà ở.
3. Sau khi được hỗ trợ, các hộ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2 (đối với những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 24 m2); đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng).”
Đối tượng và điều kiện được hỗ trợ
Theo Điều 2 Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2013 quy định nội dung như sau:
Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này phải có đủ các điều kiện sau:
1. Là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Thân nhân liệt sỹ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây) với mức độ như sau:
a) Phải phá dỡ để xây mới nhà ở;
b) Phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.”
4.2. Mức hỗ trợ, nguồn vốn thực hiện và phương thức thực hiện:
Mức hỗ trợ
Theo Điều 3 Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2013 quy định nội dung như sau:
Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) với mức sau:
1. Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nêu tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Quyết định này;
2. Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nêu tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 Quyết định này.”
Nguồn vốn thực hiện
Theo Điều 5 Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2013 quy định nội dung như sau:
1. Vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương hỗ trợ các hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định này theo tỷ lệ như sau:
a) Đối với địa phương có khó khăn về ngân sách, phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương trên 70% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2012 thì ngân sách trung ương hỗ trợ 100% theo mức quy định;
b) Đối với địa phương có khó khăn về ngân sách, phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương từ 50% – 70% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2012 thì ngân sách trung ương hỗ trợ 95%, ngân sách địa phương hỗ trợ 5% theo mức quy định;
c) Đối với địa phương có khó khăn về ngân sách, phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương dưới 50% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2012 thì ngân sách trung ương hỗ trợ 90%, ngân sách địa phương hỗ trợ 10% theo mức quy định;
d) Đối với địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương thì ngân sách trung ương hỗ trợ 80%, ngân sách địa phương hỗ trợ 20% theo mức quy định.
2. Vốn huy động từ cộng đồng, dòng họ và đóng góp của hộ gia đình được hỗ trợ.”
Phương thức thực hiện
Theo Điều 6 Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2013 quy định nội dung như sau:
1. Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) đối chiếu, lập danh sách các hộ được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và phê duyệt danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
2. Cấp vốn làm nhà ở
a) Căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện;
b) Căn cứ số vốn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ vốn hỗ trợ cho cấp xã;
c) Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ dân xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở theo quy định của Quyết định này và vận động các hộ tự xây dựng nhà ở. Đối với các hộ có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…) không thể tự xây dựng nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ này.”