Việc tài trợ y tế giúp các sơ sở y tế đảm bảo được hoạt động của mình và đáp ứng được những nhu cầu của bệnh nhân. Mẫu biên bản xác nhận tài trợ cho y tế được sử dụng trong hoàn cảnh đó và có vai trò, ý nghĩa quan trọng.
Mục lục bài viết
1. Biên bản xác nhận tài trợ cho y tế là gì?
Theo quy định của pháp luật hoạt động y tế là các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong lĩnh vực: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số – kế hoạch hóa gia đình. Việc xin các khoản tài trợ giúp các cơ sở y tế thực hiện các chức năng nói trên, giúp đổi mới các thiết bị y tế, đáp ứng được điều kiện về chất lượng và số lượng của các thiết bị y tế. Mẫu biên bản xác nhận tài trợ cho y tế được cơ quan có thẩm quyền lập ra và được sử dụng phổ biến trong thực tiễn.
Mẫu biên bản xác nhận tài trợ cho y tế là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép, xác nhận về việc các doanh nghiệp đã tài trợ y tế cho các cơ sở y tế hay đơn vị nhận tài trợ. Mẫu nêu rõ thông tin doanh nghiệp, nội dung tài trợ y tế bao gồm tiền mặt và hiện vật,… Mẫu biên bản xác nhận tài trợ cho y tế được ban hành kèm theo
2. Mẫu biên bản xác nhận tài trợ cho y tế:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ CHO Y TẾ
Chúng tôi gồm có:…..
Doanh nghiệp (đơn vị tài trợ):……
Địa chỉ: …….Số điện thoại:……
Mã số thuế:…….
Tên cơ sở y tế /đơn vị nhận tài trợ:…….
Địa chỉ: …….. Số điện thoại:…..
Mã số thuế (nếu có):…….
Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [cơ sở y tế/ đơn vị nhận tài trợ]:
– Tài trợ cho cơ sở y tế .
– Tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc .
– Tài trợ bằng tiền .
Với tổng giá trị của khoản tài trợ là …..
Bằng tiền: ……
Hiện vật: …… quy ra trị giá VND: ……
Giấy tờ có giá ….. quy ra trị giá VND ……
(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ).
[Tên cơ sở y tế/đơn vị nhận tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Biên bản này được lập vào hồi … tại ….. ngày … tháng… năm …. và được lập thành ….. bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Bên nhận tài trợ
( Ký và ghi rõ họ tên)
Giám đốc doanh nghiệp
( Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản xác nhận tài trợ cho y tế:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản xác nhận tài trợ cho y tế.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin doanh nghiệp tài trợ y tế.
+ Thông tin cơ sở được tài trợ y tế.
+ Nội dung tài trợ.
– Phần cuối biên bản:
+ Cam kết của cơ sở được tài trợ y tế.
+ Thời gian lập biên bản.
+ Ký và ghi rõ họ tên của bên nhận tài trợ.
+ Ký tên, đóng dấu của giám đốc doanh nghiệp.
4. Quy định của pháp luật về tài trợ cho y tế:
Quy định về khoản tài trợ cho y tế
Theo quy định tại khoản 2, điều 6
“2.23. Chi tài trợ cho y tế không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Tài trợ cho y tế gồm: tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật về y tế mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các bệnh viện, trung tâm y tế đó; tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho y tế gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo
Như vậy, bộ hồ sơ tài trợ cho bệnh viện, cơ sở y tế gồm:
– Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC.
– Chứng từ chuyển tiền (nếu chuyển khoản) hoặc phiếu thu của bệnh viện (nếu tài trợ bằng tiền mặt) đối với hình thức tài trợ bằng tiền
– Hóa đơn và hồ sơ mua hàng (nếu tài trợ bằng hiện vật).
5. Vai trò của ngành y tế:
Y tế được biết đến là dịch vụ về chăm sóc sức khỏe con người cũng như là một trong những dịch vụ yêu cầu bắt buộc phải phát triển trên mức kinh tế để có thể đảm bảo cuộc sống cho người dân cũng như là sự tồn vong của nhân loại. Những ứng dụng của khoa học công nghệ luôn chú trọng vào việc có thể ứng dụng vào y tế rất nhiều và được ưu tiên hàng đầu. Ngành y tế giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, điều trị bệnh, bảo đảm cuộc sống sức khỏe cho con người để học tập và lao động. Chính vì thế mà chúng ta có thể khẳng định rằng ngành y tế có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội.
– Ngành Y tế giúp phát triển nền kinh tế:
Ngày nay nền kinh tế của Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển và thay đổi chóng mặt. Những nghiên cứu khoa học, công nghệ được ứng dụng rất nhiều vào trong cuộc sống nhờ chính sách hội nhập kinh tế của chúng ta. Việc này đã giúp cho chúng ta có thể học tập được việc phát triển kinh tế và xã hội trong giai đoạn đổi mới. Đặc biệt về ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Không đơn giản chỉ là một dịch vụ mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước và con người. Trong kỷ nguyên mới ngành y tế càng cần thiết để con người có được sức khỏe tốt nhất cống hiến cho xã hội. Ngành y tế ứng dụng các thiết bị khoa học để phát triển hơn, khi sức khỏe con người trở nên ổn định thì đương nhiên mọi hoạt động kinh tế, xã hội đều được thúc đẩy mạnh mẽ.
– Giúp đảm bảo về chất lượng cuộc sống:
Y tế giúp chúng ta có thể thăm khám, chữa bệnh cho người dân trong trường hợp khác nhau. Đây là một trong những vấn đề cần phải được đặt lên hàng đầu của tất cả các đơn vị các quốc gia khác nhau. Cơ thể con người luôn phải chịu rất nhiều những nguy cơ về bệnh tật. Y tế sẽ giúp chúng ta đảm bảo phòng chống và chữa bệnh cho người dân. Chính vì thế mà luôn đảm bảo được chất lượng cuộc sống một cách tốt nhất.
– Giúp cho xã hội phát triển bền vững:
Con người là chủ thể của xã hội, có thể đưa ra những quyết định thay đổi về mặt hình thái kinh tế. Chính vì điều này mà chúng ta có thể nhận thấy được rằng việc đảm bảo cho con người có sức khỏe tốt sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững. Hơn thế nữa là người lao động có thể yêu tâm trong công tác, yên tâm phát triển kinh tế chúng ta cũng bớt đi những kinh phí không cần thiết cho những chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe.
– Đẩy mạnh cho nền kinh tế hội nhập:
Thế kỷ hai mươi mốt là một thế kỷ của sự hội nhập kinh tế. Vì thế mà Việt Nam cần đẩy mạnh về việc có thể giao lưu kinh tế với các quốc gia trong và ngoài khu vực. Để có thể đảm bảo về cơ sở vật chất, dịch vụ thì việc có được những chiến lược, những áp dụng công nghệ, khoa học là điều cần thiết. Đây được xem là một trong những lĩnh vực có thể thu hút được đầu tư từ các đơn vị nước ngoài.
Như đã nêu ở trên, ta nhận thấy vai trò của ngành Y tế hiện nay là vô cùng quan trọng. Chúng giúp thúc đẩy sự phát triển được nền kinh tế và đưa đất nước theo kịp những xu hướng của nhân loại. Chính vì vậy, Ngành Y tế là một trong những dịch vụ cần phải được quan tâm trọng yếu và luôn giữ chiếm vị trí quan trọng đầu tiên.