Mẫu biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán theo quy định phải nêu rõ cũng như cung cấp đầy đủ những thông tin của kiểm toán viên và xác nhận kiểm toán dễ dàng cũng như hợp lý nhất. Vậy biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán là gì?
Mục lục bài viết
1. Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán là gì?
Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán là mẫu biên bản được lập để hỗ trợ cho công tác kiểm toán cũng như xác nhận tình hình số liệu và ứng dụng tốt cho nhu cầu công việc. Mẫu biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán phải nêu rõ cũng như cung cấp đầy đủ những thông tin của kiểm toán viên và xác nhận kiểm toán dễ dàng cũng như hợp lý nhất.
Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán là văn bản dùng để hỗ trợ cho công tác kiểm toán cũng như xác nhận tình hình số liệu và ứng dụng tốt cho nhu cầu công việc. Đồng thời, biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán có nội dung cơ bản như sau, bao gồm quốc hiệu và tiêu ngữ cùng với tên biên bản được trình bày rõ ràng và đúng chuẩn nhất. Ghi cụ thể thời gian cũng như địa chỉ và những thành phần tham gia, kiểm toán, bên xác nhận, được trình bày đầy đủ thông tin cá nhân, người đại diện cũng như chức vụ cụ thể và rõ ràng nhất.
2. Mẫu biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN XÁC NHẬN SỐ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH KIỂM TOÁN
Hôm nay, ngày……tháng…..năm…., tại …………., chúng tôi gồm:
Kiểm toán viên
Họ và tên: …. – Chức vụ: …… – Số hiệu Thẻ KTVNN: ………….
Thuộc Tổ kiểm toán tại (1) …….
Bên xác nhận (2)
Họ và tên: ……. – Chức vụ: ……..
Thuộc đơn vị: ……..
Cùng xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán tại đơn vị, làm căn cứ pháp lý cho việc lập biên bản kiểm toán.
NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN KIỂM TOÁN
Nội dung kiểm toán: ……
Phạm vi kiểm toán: ……….
Giới hạn kiểm toán: …….
KẾT QUẢ KIỂM TOÁN
Số liệu(3)
Đơn vị tính: đồng
STT | Nội dung | Số báo cáo | Số kiểm toán | Chênh lệch |
1 | Nội dung 1 | |||
2 | Nội dung 2 | |||
….. |
* Giải thích nguyên nhân chênh lệch:
Lưu ý: Tuỳ theo đối tượng kiểm toán (hoặc kiểm tra hoặc đối chiếu – nếu đối chiếu với bên thứ 3) để lập một hay nhiều bảng số liệu, các phụ lục (kèm theo Biên bản) theo yêu cầu, nội dung kiểm toán (hoặc kiểm tra hoặc đối chiếu) và phù hợp với các chỉ tiêu báo cáo của đơn vị. Riêng trường hợp kiểm toán chi tiết dự án đầu tư: Các KTV phải lập biểu tính toán chi tiết giá trị chênh lệch theo các Phụ lục 01/HSKT-KTDA, 02/HSKT-KTDA, 02a/HSKT-KTDA, 02b/HSKT-KTDA, 03/hSKT-KTDA (Tùy theo từng trường cụ thể hướng dẫn tại các biểu), ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể KTV có thể thiết kế các mẫu tính toán khác cho phù hợp.
2. Tình hình (4) (đánh giá nhận xét theo từng nội dung kiểm toán về tài chính, kế toán, ngân sách, đầu tư, dự án, chương trình…) tại đơn vị.
2.1. Nội dung 1
2.2. Nội dung 2
III. Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN (5) (nếu có)
Biên bản này gồm…..trang, từ trang……đến trang….., các phụ lục từ số……đến số……và các phụ biểu, hồ sơ tài liệu có liên quan là bộ phận không tách rời của Biên bản và được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau (đơn vị được kiểm toán giữ 01 bản, Kiểm toán nhà nước giữ 01 bản)./.
BÊN XÁC NHẬN (6)
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên)
KIỂM TOÁN VIÊN (7)
(Ký, ghi rõ họ tên và số hiệu thẻ KTVNN)
3. Hướng dẫn viết biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán:
(1): Ghi tên đơn vị được kiểm toán theo danh sách các đơn vị kiểm toán trong Quyết định kiểm toán của Tổng Kiểm toán nhà nước.
(2) Bên xác nhận:
– Là cá nhân thuộc đơn vị được kiểm toán được phân công trực tiếp làm việc làm việc với Kiểm toán viên về những nội dung kiểm toán hoặc có thể là kế toán trưởng hoặc thủ trưởng đơn vị.
– Đối với đơn vị không phải là đối tượng kiểm toán trực tiếp (bên thứ 3, các đơn vị có liên quan đến số liệu cần kiểm tra hoặc đối chiếu; không có tên trong Quyết định kiểm toán), thì bên xác nhận phải là kế toán trưởng hoặc thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu.
(3) Số liệu: Kiểm toán phản ánh kết quả kiểm toán bằng số liệu cụ thể và ghi lần lượt từng nội dung kiểm toán, bao gồm: xác nhận số liệu và nguyên nhân chênh lệch số liệu kiểm toán (nếu có).
(4): Kiểm toán viên căn cứ vào nội dung, phạm vi kiểm toán đã được ghi trong kế hoạch kiểm toán được duyệt và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được kiểm toán để kiểm tra, xác nhận, đánh giá về tình hình quản lý tại đơn vị được kiểm toán, như: quản lý tài chính, kế toán, ngân sách, đầu tư, dự án, chương trình… theo từng nội dung kiểm toán cho phù hợp.
(5): Ý kiến của đơn vị được kiểm toán: ghi các ý kiến của đại diện đơn vị liên quan tới số liệu xác nhận, đối chiếu bao gồm cả các ý kiến thống nhất và chưa thống nhất hoặc không thống nhất (nếu có).
(6): Việc ký xác nhận của đơn vị: là người của đơn vị được kiểm toán được phân công trực tiếp làm việc với kiểm toán viên. Trường hợp người làm việc trực tiếp là nhân viên, chuyên viên thì phải được Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng tổ kiểm toán hoặc thủ trưởng đơn vị trực tiếp ký xác nhận chữ ký của nhân viên đó. Trường hợp Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng tổ kiểm toán (Phụ trách tổ kiểm toán) hoặc thủ trưởng đơn vị trực tiếp xác nhận thì những người này sẽ ký biên bản xác nhận.
(7): Kiểm toán viên ký xác nhận, ghi rõ họ tên và số hiệu thẻ kiểm toán viên. Trường hợp các thành viên của đoàn kiểm toán không phải là Kiểm toán viên thì phải có Tổ trưởng tổ kiểm toán hoặc kiểm toán viên được phân công hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cùng ký xác nhận.
4. Một số quy định về Kiểm toán viên Nhà nước:
Kiểm toán viên nhà nước là công chức nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm vào các ngạch kiểm toán viên nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán. Ngạch Kiểm toán viên nhà nước là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm toán viên nhà nước, bao gồm các ngạch: Kiểm toán viên, Kiểm toán viên chính và Kiểm toán viên cao cấp.
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với Kiểm toán viên Nhà nước được quy định tại khoanr1, Điều 8, Luật Kiểm toán Nhà nước 2015 sửa đổi bổ sung 2019:
– Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
– Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
– Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
– Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;
– Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức.”
Như vậy, thông qua điều luật ta có thể thấy để đảm bảo cho hoạt động kiểm toán thì Kiểm toán viên phải tuân thủ những quy định tại Luật Kiểm toán Nhà nước 2015 sửa đổi bổ sung 2019. Khi vi phạm những hành vi cấm trên thì kiểm toán viên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Kiểm toán viên nhà nước phải bảo đảm các tiêu chuẩn của công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các tiêu chuẩn sau đây:
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
+ Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;
+ Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Căn cứ vào Điều 22, Luật Kiểm toán Nhà nước 2015 sửa đổi bổ sung 2019 quy định về trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước:
– Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phân công; đưa ra ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán.
– Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoạt động, chuẩn mực, quy trình, nghiệp vụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và các quy định khác có liên quan của Tổng Kiểm toán nhà nước.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những bằng chứng, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.
– Thu thập bằng chứng kiểm toán, ghi nhận và lưu giữ tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
– Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.
– Xuất trình thẻ Kiểm toán viên nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
– Thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp; thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hằng năm theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
– Báo cáo kịp thời, đầy đủ với người ra quyết định thành lập Đoàn kiểm toán khi có trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này và các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm toán viên nhà nước.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Kiểm toán Nhà nước 2015 sửa đổi bổ sung 2019.