Khi xảy ra vụ việc vi phạm hành chính thì điều đầu tiên là cần phải xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm, việc xác minh này cần được lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính. Vậy mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính là gì?
Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính là văn bản do cơ quan có thẩm quyền lập biên bản tiến hành lập ra với các nội dung bao gồm: các căn cứ lập biên bản, thời gian và địa điểm lập biên bản, thông tin của người chứng kiến (họ và tên, nghề nghiệp, nơi ở) thông tin bên lập biên bản (họ và tên, chức vụ), thông tin bên bị lập biên bản (Họ và tên, Giới tính, Ngày, tháng, năm sinh, Quốc tịch, Nghề nghiệp, Nơi ở hiện tại số định danh cá nhân/CMND/CCCD/Hộ chiếu), hành vi vi phạm, ý kiến trình bày của các bên.
Mục đích của mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính khi có các hành vi vi phạm hành chính của các cá nhân, tổ chức xảy ra thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải tiến hành xác minh tình tiết vi phạm, việc này phải được lập thành biên bản nhằm mục đích ghi nhận thông tin và quá trình làm việc giữa cơ quan và bên vi phạm, xác minh có hay không xảy ra tình tiết vi phạm.
2. Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính:
Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP:
CƠ QUAN (1) Số:…./BB-XM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
BIÊN BẢN
Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính*
Căn cứ (2)……
Hôm nay, hồi… giờ… phút, ngày…./…./…., tại (3)………
Chúng tôi gồm:
1. Người có thẩm quyền lập biên bản:
Họ và tên: (4)………… Chức vụ:…………….
Cơ quan:…..
<Cá nhân/Tổ chức>(*) cung cấp thông tin cần xác minh:
a) Họ và tên:…………….. Nghề nghiệp:……..
Địa chỉ:……
b) Họ và tên:……. Chức vụ:……..
Cơ quan:..
Tiến hành lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:
<1. Họ và tên>(*):…………….. Giới tính:…..
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./………….. Quốc tịch:……..
Nghề nghiệp:……….
Nơi ở hiện tại:……….
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:…………… ;
ngày cấp:…./…./……..; nơi cấp:……
<1. Tên của tổ chức>(*):…………….
Địa chỉ trụ sở chính:…………..
Mã số doanh nghiệp:…..
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:……………… ; ngày cấp: …./…./……..; nơi cấp:………
Người đại diện theo pháp luật: (5)………………… Giới tính:……..Chức danh: (6)………..
- Đã có hành vi vi phạm hành chính: (7)…….
- Quy định tại: (8)………
- <Cá nhân/Tổ chức>(*) bị thiệt hại (nếu có): (9)………
- Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra:…………
- Tình tiết giảm nhẹ:……
- Tình tiết tăng nặng:……..
- Ý kiến trình bày của <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm:……
- Ý kiến trình bày của <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) cung cấp thông tin cần xác minh (nếu có):……..
- Ý kiến trình bày của <cá nhân/tổ chức>(*) bị thiệt hại (nếu có):…….
- Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải trưng cầu giám định (trong trường hợp cần thiết):…………
- Những tình tiết xác minh khác:…..
Biên bản lập xong hồi… giờ… phút, ngày …./…./…….., gồm… tờ, được lập thành… bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) (10)………. là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
<Trường hợp cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính>
Lý do ông (bà) (10)……………… <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm không ký biên bản:……..
CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC VI PHẠM (Ký, ghi rõ họ và tên)
| NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên) |
CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC CUNG CẤP THÔNG TIN XÁC MINH (Ký, ghi rõ họ và tên)
| NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI (Ký, ghi rõ họ và tên)
|
<In ở mặt sau>(**) Biên bản đã giao trực tiếp cho <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm vào hồi… giờ… phút, ngày…./…./……..
| NGƯỜI NHẬN BIÊN BẢN (Ký, ghi rõ họ và tên) |
3. Hướng dẫn lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính:
* Mẫu này được sử dụng để lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính quy định tại Điều 59
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(**) Áp dụng đối với trường hợp biên bản được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi các căn cứ của việc lập biên bản xác minh.
(3) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
(4) Ghi họ và tên của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc hoặc họ và tên của người đại diện được người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính uỷ quyền.
(5) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(6) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Mô tả cụ thể hành vi vi phạm.
(8) Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
(9) Ghi họ và tên của người bị thiệt hại/họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của tổ chức bị thiệt hại.
(10) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.
4. Quy định về việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính:
Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được quy định tại Điều 59
– Khi cơ quan có thẩm quyền xem xét ra
+ Có hay không có vi phạm hành chính để xác định căn cứ xử phạt;
+ Xác minh thông tin của cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
+ Xác minh tất cả các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
+ Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
+ Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
+ Xác minh các tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
Các nội dung cần xác minh này cần phải được người có thẩm quyền xử phạt xác minh chính xác và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định. Việc xác minh các tình tiết vi phạm hành chính bắt buộc phải được chủ thể có thẩm quyền xử phạt lập thành biên bản nhằm ghi nhận lại quá trình xác minh.
Cơ sở pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.