Việc xác định ranh giới mốc giới thửa đất liền kề không được rạch ròi nên dẫn đến các cuộc tranh chấp về vấn đề lấn chiếm phát sinh. Chính vì thế mà mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất liền kề đã ra đời. Vậy, mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất liền kề có nội dung cụ thể ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất liền kề là gì?
Ranh giới đất đai được hiểu chính là đường vẽ trên bản đồ hoặc mốc giới thực địa xác định quyền sử dụng của các thủ thể có quyền sử dụng, chiếm hữu đối với phần đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Ranh giới đất đai được xác định sẽ giúp phân định quyền chiếm hữu và sử dụng đất của chủ thể là người sử dụng đất với chủ thể là người sử dụng đất liền kề đối với một mảnh đất nhất định. Mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất liền kề được sử dụng trong quá trình xác định ranh giới mốc giới thửa đất liền kề và có những ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đời sống xã hội hiện nay.
Việc xác định ranh giới mốc giới thửa đất liền kề sẽ được tuân theo quy định của
2. Mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất liền kề:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–oOo—–
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH RANH GIỚI MỐC GIỚI THỬA ĐẤT
(theo hiện trạng sử dụng)
Hôm nay, ngày….. tháng …..năm….., tại [địa chỉ mảnh đất], [đơn vị đo đạc] đã tiến hành đo đạc xác định ranh giới thửa đất tại thực địa của Ông/Bà:…., Giấy tờ pháp lý số:…..cấp ngày:…../……/năm, tại…., địa chỉ thường trú tại: …..
Ông/Bà là chủ sở hữu của mảnh đất thuộc thửa đất số….., giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:….cấp tại …, tờ bản đồ địa chính số: …., có vị trí tại: thôn/xóm/ấp…., xã/phường/thị trấn…., quận/huyện/thị xã….., tỉnh/thành phố…, mục đích sử dụng đất:
I. THÀNH PHẦN THAM DỰ
Đại diện UBND xã, cán bộ địa chính và [đơn vị đo đạc]
1.1……: chủ tịch/ phó chủ tịch UBND xã…
1.2…: cán bộ địa chính xã…
1.3……: đại diện đơn vị đo đạc
2. Chủ sở hữu thửa đất
Ông/Bà: …
Đồng chủ sở hữu (nếu có) Ông/Bà:….
3. Các chủ sở hữu đất liền kề
3.1. Ông/Bà:…
Chủ sở hữu mảnh đất tại thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:…., tại bản đồ địa chính số:…
3.2. Ông/Bà: …..
Chủ sở hữu mảnh đất tại thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:…., tại bản đồ địa chính số:…
3.3. Ông/Bà: …..
Chủ sở hữu mảnh đất tại thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:…., tại bản đồ địa chính số:…
3.4. Ông/Bà: …
Chủ sở hữu mảnh đất tại thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:…., tại bản đồ địa chính số:……
II. NỘI DUNG ĐO ĐẠC
2.1. Sơ đồ thửa đất và các thửa đất xung quanh
[ Kết quả đo đạc do đơn vị đo đạc cung cấp]
2.2. Tọa độ đo đạc tương ứng với diện tích theo thực tế
[ Kết quả đo đạc do đơn vị đo đạc cung cấp]
[ Lưu ý thông số kỹ thuật theo hệ tọa độ VN – 2000 hoặc tùy theo thực trạng mảnh đất]
2.3. Mô tả chi tiết mốc giới ranh giới thửa đất
Đại diện UBND xã
(Ghi rõ ý kiến, Đóng dấu, Ký và ghi rõ họ tên)
Đại diện cán bộ địa chính xã
(Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên)
Đơn vị đo đạc
(Ghi rõ ý kiến, Đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)
Chủ sở hữu thửa đất
(Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên)
Chủ sở hữu/ Người quản lý thửa đất liền kề
(Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên)
Chủ sở hữu/ Người quản lý thửa đất liền kề
(Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên)
Chủ sở hữu/ Người quản lý thửa đất liền kề
(Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất liền kề:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin về địa điểm về thời gian tiến hành đo đạc xác định ranh giới thửa đất.
+ Thông tin về chủ thể là chủ sở hữu thửa đất.
+ Thông tin về thành phần tham dự.
+ Nội dung đo dạc.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đại diện UBND xã.
+ Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên của đại diện cán bộ địa chính xã.
+ Ghi rõ ý kiến, Đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên của đơn vị đo đạc.
+ Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên của chủ sở hữu thửa đất.
+ Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên của chủ sở hữu/ Người quản lý thửa đất liền kề.
+ Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên của chủ sở hữu/ Người quản lý thửa đất liền kề.
+ Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên của chủ sở hữu/ Người quản lý thửa đất liền kề.
4. Quy định về mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất liền kề:
Cách lập biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất liền kề:
Biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất được lập nên khi có yêu cầu đo đạc lại ranh giới và diện tích miếng đất từ người có quyền sở hữu nó.
Để nhằm mục đích có thể xác định diện tích đất có bị chồng lấn sang diện tích đất của người khác không, các chủ thể sẽ có thể liên hệ với đơn vị trung gian đứng ra thực hiện việc đo đạc và xác định mốc giới để có một kết quả khách quan với sự chứng kiến và kiểm tra của cán bộ địa chính cấp xã.
Trong thực tiễn quá trình thực hiện, không hiếm trường hợp trong quá trình đo đạc, diện tích đất đo đúng với số liệu trong giấy chứng nhận nhưng tọa độ không chính xác, sau khi tiến hành đo vẽ bằng phương tiện kỹ thuật chuyên môn, phát hiện hai mảnh đất sai vị trí.
Bên cạnh đó cũng có trường hợp diện tích đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trên thực tế bị sai lệch, thậm chí hình thể thửa đất giữa giấy tờ và thực tế cũng sai lệch. Cũng chính bởi vì thế mà ta nhận thấy rằng, phương án khả thi nhất là các bên liên quan thỏa thuận với nhau để nhằm mục đích có thể xác định mốc giới và diện tích đất để từ đó sẽ tránh phát sinh tranh chấp trong thực tế sử dụng.
Biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất được lập ra cũng sẽ ngăn ngừa các rủi ro tranh chấp không đáng có.
Một số các trường hợp cần thiết để lập biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất:
Thông thường thì các biên bản để xác định ranh giới mốc giới thửa đất sẽ được lập trong hai trường hợp như sau:
– Biên bản để xác định ranh giới mốc giới thửa đất sẽ được lập khi cần được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
– Biên bản để xác định ranh giới mốc giới thửa đất sẽ được lập khi yêu cầu xin bổ sung hồ sơ để xử lý giải quyết tranh chấp.
Đối với phía đơn vị thực hiện sẽ đo đạc đất đai, lập bản đồ địa chính hoặc được trích đo đạc bởi địa chính và có trách nhiệm phải xem xét. Đầu tiên là sẽ cần có trách nhiệm xem xét về hiện trạng đất đang được sử dụng, ý kiến mọi người khi sử dụng đất liền kề nhau, lập bản đồ mô tả ranh giới của khu đất. Có thể là chuyển bản đồ mô tả về ranh giới đất người sử dụng khu đất đang có chung ranh giới đất. Tiếp đến thì chủ thể là người nhận bản đồ mô tả sẽ thực hiện ký kết xác nhận việc đã nhận bản đồ miêu tả này.
Cách hướng dẫn việc xác định ranh giới, mốc giới thửa đất:
Bước thứ nhất là trước khi đo bản vẽ chi tiết thì cán bộ đo đạc cùng đơn vị đo đạc như bên địa chính của nơi đó sẽ hỗ trợ xác định đúng ranh giới phần đất sử dụng. Lúc đó chủ sở hữu đất và quản lý đất tiến hành xác định ranh giới, mốc giới trên khu đất sau đó đánh dấu bằng vạch sơn, cọc bê tông.
Sau đó các chủ thể sẽ lập bản đồ xác định ranh giới, mốc giới để nhằm mục đích từ đó sẽ tạo căn cứ chứng thực ranh giới khu đất đã được đo đạc. Bên cạnh đó thì cùng lúc đó thì bên cơ quan địa chất cũng yêu cầu người sử dụng đất chứng thực giấy tờ sở hữu khu đất bản sao không cần công chứng cũng được.
Bước thứ hai, ranh giới mốc giới thửa đất được xác định đúng theo hiện trạng thửa đất đang sử dụng và có pháp lý đúng Giấy chứng nhận. Cũng có thể xác định từ bản án do
Các điều cần phải chú ý như sau:
– Trong trường hợp đất đang bị tranh chấp về ranh giới mốc giới thì phía đo đạc cần báo về lại bằng văn bản cho bên Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tỉnh nơi đó để nhằm có thể giải quyết vụ việc.
– Với trường hợp khi các chủ thể chưa giải quyết xong hết các tranh chấp còn trong thời gian đo đạc ranh giới nhưng chưa thể xác định được ranh giới thực tế để sử dụng. Thì chủ thể là bên phía quản lý có quyền được phép đo rồi vẽ khoanh lại thửa đất đang có tranh chấp.
– Về phía chủ thể là bên đơn vị đo đạc sẽ có trách nhiệm đo đạc và phải lập bản để nhằm mục đích thực hiện việc mô tả hiện trạng thửa đất đang tranh chấp với 2 bản cụ thể. Trong đó một bản sẽ dùng để lưu lại hồ sơ địa chính, còn một hồ sơ sẽ gửi lên cho Ủy ban nhân dân xã hoặc tỉnh để nhằm mục đích có thể giải quyết việc tranh chấp cho chủ thể là bên thẩm quyền.