Mẫu biên bản vụ việc vi phạm an ninh hàng không được cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể và ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo an ninh đối với hoạt động hàng không. Mẫu biên bản vụ việc vi phạm an ninh hàng không được lập ra để ghi lại những vụ việc cụ thể.
Mục lục bài viết
1. Biên bản vụ việc vi phạm an ninh hàng không là gì?
An ninh hàng không được hiểu là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang bị, thiết bị để phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, bảo vệ an toàn cho tàu bay, hành khách, tổ bay và những người dưới mặt đất. Khi phát hiện hành vi vi phạm an ninh hàng không cần lập biên bản vụ việc vi phạm an ninh hàng không để lưu lại vụ việc và tiến hành xử lý đối với hành vi sai phạm.
Mẫu biên bản vụ việc vi phạm an ninh hàng không là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc vi phạm an ninh hàng không. Mẫu nêu rõ thông tin của người lập biên bản, người chứng kiến vụ việc, người trực tiếp liên quan, nội dung và ý kiến liên quan đến vụ việc,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT. Sau khi lập biên bản, cần có chữ ký xác nhận của người trực tiếp liên quan, người chứng kiến và đại diện cảng vụ hàng không để biên bản có giá trị và xác định được tính chính xác, khách quan của biên bản.
2. Biên bản vụ việc vi phạm an ninh hàng không mới nhất:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
——-
Số: …../……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…….,ngày…tháng…năm 20.…
BIÊN BẢN VỤ VIỆC
về …
Hôm nay, vào hồi……..giờ…….. ngày…….. tháng …….. năm…….. tại …..
I. Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên:…. Chức vụ: ……
2. Họ và tên….. Chức vụ: ……
II. Với sự chứng kiến của:
1. Ông (bà)….. Nghề nghiệp/chức vụ ……
– Địa chỉ thường trú (tạm trú): ……..
– Chứng minh nhân dân số:…… Ngày cấp: ……. ; Nơi cấp:…….
2. Ông (bà)….. Nghề nghiệp/chức vụ: ……
– Địa chỉ thường trú: …… ;
– Chứng minh nhân dân số: …….. Ngày cấp: ……. ; Nơi cấp:……
III. Người trực tiếp liên quan:
1. Ông (bà): …… Nghề nghiệp: ……Giới tính……;
– Địa chỉ thường trú (tạm trú): ……;
– Đơn vị công tác……
– Sinh ngày…….tháng……năm…..
– Chứng minh nhân dân số (Hộ chiếu)……. Cấp ngày…… tại ……
– Quốc tịch……
IV. Nội dung vụ việc:
– Ghi rõ nội dung, các hành vi, diễn biến vụ việc
– Ghi rõ các thiệt hại do vụ việc gây ra, người, cơ quan bị thiệt hại, họ tên, địa chỉ của họ
– Liệt kê tang vật, phương tiện, các loại tài liệu và giấy tờ liên quan bị tạm giữ
V. Theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không …… để xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật, [tên người ra quyết định] quyết định chuyển giao người, phương tiện, tang vật vi phạm cho…để giải quyết theo thẩm quyền.
Biên bản gồm ……. trang, được lập thành …..bản có nội dung và giá trị như nhau, một bản được giữ lại ……1,… bản giao cho người trực tiếp liên quan, một bản giao cho Cảng vụ hàng không ……..một bản giao cho ……2
Biên bản này đã được đọc lại cho người trực tiếp liên quan, người làm chứng cùng nghe và đồng ý, không có ý kiến gì khác và cùng ký xác nhận (lưu ý ký vào từng trang biên bản, trong trường hợp có ý kiến khác thì ghi bảo lưu bên dưới biên bản).
Người trực tiếp liên quan
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đại diện Cảng vụ hàng không
(Ký ghi rõ họ tên)
– Người trực tiếp liên quan không ký biên bản vì: ……..
– Người làm chứng không ký biên bản vì: …….
– Ý kiến bảo lưu……
Người lập biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên)
1. Bộ phận an ninh hàng không (trung tâm, phòng, ban, đội….) đối với biên bản do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không lập, đối với các doanh nghiệp khác thì ghi Đơn vị Phòng hoặc Đội, Tổ bảo vệ theo thực tế tổ chức lực lượng bảo vệ của doanh nghiệp.
2. Đơn vị nhận bàn giao không phải Cảng vụ, như đồn công an…, hải quan cửa khẩu…, công an phường …
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản vụ việc vi phạm an ninh hàng không:
– Phần mở đầu:
+ Tên cơ quan chủ quản, tên cơ quan lập biên bản.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản vụ việc.
+ Các thông tin liên quan tới thời gian và địa điểm lập biên bản.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin của lập biên bản và các cán bộ liên quan.
+ Thông tin của người chứng kiến.
+ Thông tin của người trực tiếp liên quan.
+ Nội dung vụ việc.
+ Yêu cầu xử lý vụ việc.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên người trực tiếp liên quan.
+ Ký và ghi rõ họ tên người chứng kiến.
+ Ký và ghi rõ họ tên đại diện cảng vụ hàng không.
+ Ký và ghi rõ họ tên người lập biên bản.
4. Một số quy định của pháp luật về an ninh hàng không:
4.1. An ninh hàng không là gì?
Theo Điều 190 Luật hàng không dân dụng Việt Nam quy định như sau:
“1. An ninh hàng không là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang bị, thiết bị để phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, bảo vệ an toàn cho tàu bay, hành khách, tổ bay và những người dưới mặt đất.
2. Hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng là hành vi có khả năng uy hiếp an toàn hoạt động hàng không dân dụng, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay đang bay;
b) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay trên mặt đất;
c) Sử dụng tàu bay như một vũ khí;
d) Bắt giữ con tin trong tàu bay hoặc tại cảng hàng không, sân bay;
đ) Xâm nhập trái pháp luật vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
e) Đưa vật phẩm nguy hiểm vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và khu vực hạn chế khác trái pháp luật.
Vật phẩm nguy hiểm bao gồm vũ khí, đạn dược, chất cháy, chất dễ cháy, chất nổ, chất dễ nổ, chất độc hóa học và sinh học, chất phóng xạ và các vật hoặc chất khác có khả năng gây nguy hiểm hoặc được dùng để gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con người, an toàn của chuyến bay;
g) Cung cấp thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người tại cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
h) Cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật uy hiếp đến an toàn khai thác tàu bay; khai thác cảng hàng không, sân bay; bảo đảm hoạt động bay.”
Như vậy, an ninh hàng không được hiểu cơ bản là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang thiết bị nhằm mục đích ngăn chặn, phòng ngừa và đối phó với những hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng. Mục tiêu là bảo vệ an toàn cho hành khách, cho tàu bay, tổ bay và những người dưới mặt đất.
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều có những quy định vô cùng chặt chẽ trong ngành an ninh hàng không. Đây là lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng với nền quốc phòng an ninh, có mối liên kết chặt chẽ, sâu sắc tới nhiệm vụ bảo vệ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Từ yếu tố con người cho đến vật chất, cụ thể là tàu bay đều được giám sát trực tiếp cực kỳ nghiêm ngặt. Điều này đảm bảo sự an toàn tuyệt đối đến mức chi tiết trong tất cả mọi hoạt động diễn ra ở sân bay.
Bên cạnh đó, các tổ chức an ninh hàng không đều được tổ chức bài bản, có khuôn mẫu riêng. Mọi quy trình tuyển dụng, đào tạo đều vô cùng nghiêm ngặt, khắc nghiệt. Tại tất cả các cảng hàng không, lực lượng túc trực bắt buộc phải có mặt thường xuyên. Như vậy mới có thể kịp thời ngăn ngừa, ứng phó đối với bất cứ tình huống bất ngờ nào có thể xảy ra.
4.2. Bảo đảm an ninh hàng không:
Theo Điều 191 Luật hàng không dân dụng Việt Nam quy định như sau:
“1. Bảo đảm an ninh hàng không được thực hiện bằng các biện pháp sau đây:
a) Bảo vệ an ninh, quốc phòng, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, quốc phòng, công an nhân dân, phòng, chống khủng bố và pháp luật khác có liên quan;
b) Thiết lập khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không để bảo vệ tàu bay và công trình, trang bị, thiết bị tại khu vực đó;
c) Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không đối với tàu bay, phương tiện, người, hành lý, hàng hóa, việc ra, vào và hoạt động trong khu vực hạn chế theo quy định; lục soát đối với tàu bay, phương tiện, người, hành lý, hàng hóa khi có dấu hiệu uy hiếp an ninh hàng không;
d) Loại trừ khả năng chuyên chở bất hợp pháp vật phẩm nguy hiểm bằng đường hàng không; áp dụng biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi cho phép chuyên chở vật phẩm nguy hiểm, đối tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không; cấm vận chuyển vĩnh viễn hoặc có thời hạn đối với hành khách gây rối, người có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng hoặc trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hành khách gây rối là hành khách cố ý không chấp hành quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay hoặc có hành vi tung tin, cung cấp thông tin sai uy hiếp an toàn hàng không;
đ) Giám sát an ninh hàng không, duy trì trật tự, kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay, nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không và trên tàu bay;
e) Phòng, chống khủng bố trên tàu bay;
g) Áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi cho phép vận chuyển đối tượng nguy hiểm;
h) Kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không;
i) Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp quy định tại các điểm a, e, g và i khoản 1 Điều này.
3. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp quy định tại các điểm b, c, d, đ và h khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
4.3. Trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng không của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hàng không dân dụng:
Theo Điều 197 Luật hàng không dân dụng Việt Nam quy định nội dung như sau:
“1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay chịu trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, quy chế an ninh hàng không dân dụng theo quy định; bảo đảm an ninh hàng không đối với các hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình.
2. Hãng hàng không nước ngoài thực hiện vận chuyển thường lệ đến và đi từ Việt Nam phải trình Nhà chức trách hàng không chương trình an ninh hàng không dân dụng đối với hoạt động của hãng tại Việt Nam.
3. Hãng hàng không, người khai thác tàu bay thực hiện chuyến bay quốc tế đến Việt Nam có trách nhiệm cung cấp thông tin trước về chuyến bay, hành khách và tổ bay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ.
4. Tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động hàng không dân dụng phải thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh hàng không.
5. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá việc áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; thanh tra, kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh hàng không đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng.”
Trên đây là những quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh hàng không và trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng không của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hàng không dân dụng. Những quy định này có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lĩnh vực hàng không dân dụng.