Cũng giống như các lĩnh vực pháp luật khác, đối với thi hành án dân sự, các biểu mẫu, giấy tờ, thủ tục luôn là các vấn đề đáng được quan tâm, bởi đây là các căn cứ để phát sinh các nghĩa vụ, quyền, trách nhiệm của các chủ thể liên quan.
Mục lục bài viết
1. Biên bản việc người được thi hành án tự nguyện rút yêu cầu thi hành án là gì?
Trước khi đi vào giải thích biên bản việc người được thi hành án tự nguyện rút yêu cầu thi hành án là gì thì Luật Dương Gia đưa ra một số vấn đề pháp lý liên quan đến người được thi hành án như sau:
Thứ nhất, về khái niệm người được thi hành án. Người được thi hành án là đương sự trong thi hành án dân sự, là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.
Thứ hai, quyền của người được thi hành án. Sự ghi nhận quyền của người được thi hành án là cơ sở để phát sinh hoạt động rút yêu cầu thi hành án, cụ thể tại Khoản 1, Điều 7, Văn bản hợp nhất
– Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;
– Được
– Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;
– Yêu cầu
– Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
– Không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện;
– Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;
– Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
– Chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác;
– Được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
Trong thi hành án dân sự chỉ có hai chủ thể có quyền yêu cầu thi hành án dân sự là người được thi hành án và người phải thi hành án. Trong quy định về quyền của người được thi hành án không quy định một cách trực tiếp về quyền rút yêu cầu thi hành án, mà quy định về quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định.
Từ cơ sở phân tích trên, Luật Dương Gia đưa ra định nghĩa về biên bản việc người được thi hành án tự nguyện rút yêu cầu thi hành án như sau: Biên bản việc người được thi hành án tự nguyện rút yêu cầu thi hành án là văn bản do cá nhân lập đề ghi nhận sự kiện, diễn biến, lí do rút yêu cầu thi hành án giữa người được thi hành án và chấp hành viên có mặt tại cơ quan thi hành án.
Biên bản việc người được thi hành án tự nguyện rút yêu cầu thi hành án là căn cứ chứng minh tính thực tế về việc người được thi hành án đã rút đơn yêu cầu thi hành án một cách tự nguyện, là căn cứ chứng minh rằng chấp hành viên đã thực hiện các nghiệp vụ cần thiết, là cơ sở để phát sinh nghĩa vụ xem xét có chấp nhận yêu cầu rút hay không, cũng là cơ sở để quản lý, nắm bắt tình hình hoạt động thi hành án tại địa bàn, đơn vị.
2. Mẫu Biên bản việc người được thi hành án tự nguyện rút yêu cầu thi hành án:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN
Về việc người được thi hành án tự nguyện rút yêu cầu thi hành án
Hôm nay, vào hồi….giờ….ngày …..tháng…….năm …… tại:………….
Căn cứ Bản án, Quyết định số ……….. ngày ….. tháng …. năm….. của Tòa án…………….
Căn cứ Quyết định thi hành án số ……… ngày ….. tháng……năm ……. của Trưởng phòng Thi hành án ………
Chúng tôi gồm:
Ông (bà): ……….., chức vụ: Chấp hành viên
Ông (bà): …….., chức vụ: ……….
Người được thi hành án:
Ông (bà): ………..
Địa chỉ: ……………
Lập biên bản về việc người được thi hành án tự nguyện rút đơn, rút yêu cầu thi hành án (nội dung, lý do rút đơn yêu cầu thi hành án)……………
Chấp hành viên đã giải thích cho ông (bà) ………… biết việc tự nguyện rút đơn yêu cầu, thì không được quyền yêu cầu thi hành án trở lại.
Sau khi được giải thích, ý kiến của ông (bà)…………như sau:…………..
Biên bản lập xong hồi …….. giờ …. cùng ngày, lập thành ……. bản, đã đọc lại cho mọi người nghe, không ai có ý kiến khác, nhất trí cùng ký tên./.
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
CHẤP HÀNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI ĐƯỢC THI HÀNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn soạn thẻo biên bản:
Một mẫu biên bản về nội dung phải đáp ứng được: về thời gian, địa điểm lập biên bản; căn cứ phát sinh biên bản; thành phần có mặt tại buổi lập biên bản; nội dung, lí do rút yêu cầu thi hành án; cuối biên bản người lập biên bản, chấp hành viên, người được thi hành án ký và ghi rõ họ tên.
Về hình thức, biên bản phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, không tẩy xóa, không dùng từ ngữ địa phương.
4. Quy định về việc người được thi hành án tự nguyện rút yêu cầu thi hành án:
Như đã nói ở mục 1, quy định về việc người thi hành tự nguyện rút yêu cầu thi hành án không được quy định một cách cụ thể mà thông qua quy định về đình chỉ thi hành án. Theo đó, tại Điều 50 Luật thi hành án dân sự quy định:
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp sau đây:
– Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế;
– Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế;
– Đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
– Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 103 của Luật này;
– Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác;
– Có quyết định miễn nghĩa vụ thi hành án;
– Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án;
– Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã chết hoặc đã thành niên.
Giải thích cho việc tại sao lại không quy định về việc rút yêu cầu thi hành án, Luật Dương Gia cho rằng, việc người dược thi hành án là người được hưởng quyền và lợi ích từ người phải thi hành án, đồng thời họ là người tự nguyện từ bỏ đi lợi ích đó, vì vậy pháp luật không thể can thiệp vào ý chí của người được thi hành án, để quy định về điều kiện, thời hạn hay thẩm quyền cụ thể được mà tôn trọng ý chí đó thông qua quy định về đình chỉ. Chính vì vậy, khi người được thi hành án đã rút yêu cầu thi hành án thì không có quyền yêu cầu thi hành án lại, việc rút yêu cầu thi hành án và đình chỉ thi hành án phải được cơ quan thi hành án quyết định trên cơ sở việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Việc đình chỉ thi hành án dân sự không thể không nhắc đến thẩm quyền của Thủ trưởng, phó thủ trương cơ quan thi hành án dân sự trên cơ sở pháp lý tại Điều 23: Ra quyết định về thi hành án theo thẩm quyền; Quản lý, chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp tổ chức thi hành án; Yêu cầu cơ quan đã ra bản án, quyết định giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ hoặc không phù hợp với thực tế trong bản án, quyết định đó để thi hành; Kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định theo quy định của pháp luật;…