Hiện nay, các tội phạm vi phạm về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ngày càng gia tăng và có những diễn biến phức tạp. Để ngăn chặn tình trạng này, Nhà nước ta đã có những biện pháp, chế tài xử lý như xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản vi phạm hành chính về quản lý rừng là gì?
– Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội,… của rừng.
– Mẫu biên bản vi phạm hành chính về quản lý rừng được dùng để ghi nhận lại hành vi phạm hành chính về quản lý rừng của cá nhân, tổ chức nào đó đã thực hiện hành vi vi phạm.
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính quản lý rừng ( Điều 4 Nghị định 35/2019/NĐ- CP)
– Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
– Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
+ Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;
+ Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
– Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
+ Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính;
+ Buộc thu hồi chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã cấp;
+ Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả;
+ Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết;
+ Buộc tiêu hủy lô hạt giống, lô cây giống lâm nghiệp;
+ Buộc đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy ra khỏi rừng;
+ Buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của pháp luật hoặc buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Buộc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Buộc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp
2. Mẫu biên bản vi phạm hành chính về quản lý rừng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….., ngày …… tháng …… năm …
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Về việc quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Căn cứ……….
Hôm nay, hồi… giờ … ngày … tháng … năm……, tại ……..(1)
1)…….chức vụ ………đơn vị:……(2)
2) …….chức vụ …….đơn vị:……..
3) ………chức vụ ……đơn vị:……..
Với sự chứng kiến của: (3)
1) ………….địa chỉ:……..
2) ………….địa chỉ:………
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với: (4)
Ông (Bà)/Tổ chức:…………
Sinh ngày ….. tháng …… năm …… Quốc tịch: ………Nghề nghiệp:…….
Địa chỉ: …..
Giấy CMND/hộ chiếu/Quyết định thành lập/ĐKKD số: …….
Cấp ngày:… …..Nơi cấp:……….
Đã có các hành vi vi phạm hành chính:…….
Quy định tại:………
Cá nhân/Tổ chức bị thiệt hại:….(5)
Ý kiến trình bày của cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm:…..(6 )
Ý kiến trình bày của người chứng kiến:……(7)
Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại:……(8)
Chúng tôi đã yêu cầu ông (bà)/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm xử lý vi phạm được áp dụng gồm:……..(9)
Tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ gồm:……(10)
Ngoài những tang vật, phương tiện ci phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Biên bản lập xong hồi …. giờ….. ngày …. tháng …. năm….., được lập thành 3 bản có nội dung, giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản. (11)
Lý do không ký biên bản: ……….(12)
Cá nhân/Tổ chức vi phạm gửi văn bản yêu cầu được giải trình đến ông/bà…..trước ngày … tháng … năm ….. để thực hiện quyền giải trình./. (13)
NGƯỜI ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên)
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản
(2): Điền tên, chức vụ , đơn vị của những người tham gia
(3): Điền tên, địa chỉ của những người chứng kiến
(4): Điền thông tin của người/ tổ chức bị lập biên bản ( tên, ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp; địa chỉ; giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân/ hộ chiếu/ quyết định thành lập, đăng ký doanh nghiệp; hành vi vi phạm hành chính)
(5): Điền tên của cá nhân/ tổ chức bị thiệt hại
(6): Điền ý kiến trình bày của cá nhân/ đại diện tổ chức vi phạm
(7): Điền ý kiến trình bày của người chứng kiến
(8): Điền ý kiến trình bà của cá nhân/ tổ chức bị thiệt hại
(9): Điền các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm xử lý vi phạm được áp dụng
(10): Điền tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ
(11): Điền ngày, giờ, kết thúc biên bản
(12): Điền lý do không ký biên bản ( nếu bên bị lập biên bản không ký vào biên bản)
(13): Điền tên của cá nhân/ tổ chức bị lập biên bản và ngày, tháng, năm đến thực hiện quyền giải trình
4. Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lâm nghiệp:
– Theo đó, quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực Lâm nghiệp không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan để xử phạt.
– Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
– Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
– Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
+ Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;
+ Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
– Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
– Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
– Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
– Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính;
– Buộc thu hồi chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã cấp;
– Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả;
– Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết;
– Buộc tiêu hủy lô hạt giống, lô cây giống lâm nghiệp;
– Buộc đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy ra khỏi rừng;
– Buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của pháp luật hoặc buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Buộc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Buộc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp.
– Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500.000.000 đồng; tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.
– Đối với hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh giống cây lâm nghiệp, trong quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.