Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí phải chịu các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt này phải có sự ghi nhận của biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí. Vậy mẫu biên bản này được quy định như thế nào, có nội dung và hình thức ra sao.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí là gì, mục đích của biên bản?
- 2 2. Nguyên tắc áp dụng hình thức xử phạt:
- 3 3. Hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí:
- 4 4. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí:
- 5 5. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
1. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí là gì, mục đích của biên bản?
Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí là văn bản được lập ra để ghi chép lại việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí của cá nhân hoặc tổ chức với nội dung nêu rõ thông tin thời gian, địa điểm lập biên bản, nội dung chính của biên bản.
Mục đích của mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí: khi có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí xảy ra, để đảm bảo mối quan hệ pháp luật về phí, lệ phí được bảo vệ, góp phần vào việc duy trì trật tự, kỷ cương, nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xử phạt hành chính đối với những hành vi này. Biên bản xử phạt nhằm mục đích ghi nhận quá trình xử phạt, hành vi vi phạm, biện pháp xử phạt, người vi phạm..
2. Nguyên tắc áp dụng hình thức xử phạt:
Theo Điều 3
– Phạt cảnh cáo, áp dụng đối với hành vi vi phạm không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hành vi vi phạm lần đầu;
– Phạt tiền, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá là 150.000.000 đồng; trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí, hóa đơn là 50.000.000 đồng;
Hai hình thức xử phạt này được áp dụng là hình thức xử phạt chính.
– Tước Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
– Tước Thẻ thẩm định viên về giá; đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; đình chỉ hoạt động đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá; đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử; đình chỉ in hóa đơn;
Hai hình thức xử phạt này được áp dụng là hình thức xử phạt bổ sung.
– Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá số tiền do sử dụng không đúng Quỹ bình ổn giá; nộp ngân sách nhà nước số tiền có được do hành vi vi phạm; trả lại khách hàng số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra; dừng thực hiện mức giá bán hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân quy định; cải chính thông tin sai lệch; tiêu hủy hoặc tịch thu tiêu hủy ấn phẩm có nội dung thông tin sai phạm; hủy kết quả thẩm định giá; hủy chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá; hoàn trả tiền phí, lệ phí cho người nộp; hủy các hóa đơn; thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định. Các biện pháp này được áp dụng là biện pháp khắc phục hậu quả.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
– Mức phạt tiền quy định từ Điều 5 đến Điều 17, Điều 20, từ Điều 22 đến Điều 32 Nghị định 109/2013/NĐ-CP là mức phạt áp dụng đối với cá nhân.
– Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm từ Điều 33 đến Điều 40 Nghị định 109/2013/NĐ-CP là mức phạt áp dụng đối với tổ chức.
– Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm khác được quy định trong từng điều, khoản cụ thể tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP.
Khi phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về giá, phí, lệ phí, hóa đơn, mức phạt cụ thể đối với một hành vi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu cộng mức tối đa.
Trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt. Mức trung bình tăng thêm được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối đa và mức trung bình. Mức trung bình giảm bớt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức trung bình.
Trường hợp có từ hai tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức tối đa của khung phạt tiền. Trường hợp có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt.
Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì bù trừ theo nguyên tắc một tình tiết tăng nặng trừ cho một tình tiết giảm nhẹ.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm; trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí là 02 năm.
Đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí:
Điều 3 Thông tư 186/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, lệ phí quy định hình thức xử phạt, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:”1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau:
a) Phạt cảnh cáo áp dụng đối với các hành vi vi không gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm lần đầu đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 6, điểm a khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 13 và khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
b) Phạt tiền áp dụng đối với những hành vi vi phạm quy định từ Điều 4 đến Điều 14 Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Mức phạt tiền quy định từ Điều 4 đến Điều 14 Thông tư này áp dụng đối với cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc hoàn trả toàn bộ tiền phí, lệ phí đã thu do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho người nộp phí, lệ phí. Trong trường hợp không xác định được người để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do vi phạm quy định về mức thu phí, lệ phí.”
4. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí:
………… (1) …………
………… (2) …………
——–
Số: ………./BB-VPHC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÍ, LỆ PHÍ
Hôm nay, hồi ………… giờ ………… ngày ……… tháng ……….. năm …………
Tại: …………….Chúng tôi gồm:
1. ………… Chức vụ: ………….. Nơi công tác: ……….
2. ………… Chức vụ: ………….. Nơi công tác: ……….
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí và lệ phí đối với:
Ông (bà)/Tổ chức: …………… (3) ………………; Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ……….
Địa chỉ: …………
Giấy CMND/Hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ………………… Cấp ngày: …………. Tại: ……
Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau: ……………………… (4) ……………………..
Với sự chứng kiến của (nếu có):
1. Ông (bà): …………..
Địa chỉ thường trú (tạm trú): ……….
Giấy CMND/Hộ chiếu số: ……………..; Ngày cấp: …………….; Nơi cấp: ……………………..
2. Ông (bà): …………
Địa chỉ thường trú (tạm trú): …………
Giấy CMND (Hộ chiếu) số: …………….. Ngày cấp: …………; Nơi cấp: …………..;
Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính: ………
Người có thẩm quyền lập biên bản đã yêu cầu Ông (bà)/tổ chức đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại ……….. (5) …………. lúc …….giờ …… ngày ……….. tháng …………. năm …………. để giải quyết vụ vi phạm.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau: ……………..
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): …… (6)
Biên bản được lập thành bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản và ……… (7) …
Biên bản này gồm …… trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
Người vi phạm (hoặc đại diện tổ chức vi phạm)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người chứng kiến (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người lập biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên)
Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản: (8) ……………..
5. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
(1): Tên cơ quan chủ quản.
(2): Tên cơ quan lập biên bản (nếu biên bản do Chủ tịch UBND các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ………….., huyện, thành phố thuộc tỉnh …………………, xã …………. mà không cần ghi cơ quan chủ quản).
(3): Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
(4): Ghi cụ thể ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.
(5): Ghi rõ địa chỉ trụ sở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.
(6): Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
(7): Ghi cụ thể những người, tổ chức được giao biên bản.
(8): Người lập biên bản phải ghi rõ lý do người từ chối không ký biên bản.