.Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì các cơ quan hải quan cần lập biên bản để làm căn cứ xử phạt. Bài viết hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và cung cấp một số thông tin liên quan.
Mục lục bài viết
1. Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là gì?
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm:
a) Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan;
b) Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
c) Vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Vi phạm các quy định của pháp luật khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là mẫu biên bản được cơ quan hải quan lập ra để ghi nhận việc xử lý vi phạm với các cá nhân, tổ chức khi có sự vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan xảy ra.
Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được sử dụng để làm cơ sở để cơ quan hải tiến hành xử phạt vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực hải quan như trốn thuế, vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam
2. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan:
…………..(1)
……………………….
——-
Số: ………../BB-HC1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Sêri: …………….
BIÊN BẢN
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
(A: Bản Hải quan lưu)
Căn cứ …………..(2)
Hôm nay, hồi ……….. giờ, …………….. ngày ………… tháng …………năm …….
Tại …….
Chúng tôi gồm(3):
1/ ………. Chức vụ: …………. Đơn vị ………….
2/ ……….. Chức vụ: …….. Đơn vị ………….
3/ ……. Chức vụ: ………… Đơn vị ………….
4/ ………. Chức vụ: ……… Đơn vị ………..
Với sự chứng kiến của(4):
1/ Ông (bà): ……… Năm sinh ……… Quốc tịch ………….
Địa chỉ: …….
Nghề nghiệp/Chức vụ ……
Giấy CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước số: ………. Ngày cấp …………. Nơi cấp …….
2/ Ông (bà): …… Năm sinh ………………. Quốc tịch ……Địa chỉ: ……
Nghề nghiệp/Chức vụ ……….
Giấy CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước số: ………. Ngày cấp …………. Nơi cấp ………..
Người phiên dịch (nếu có):
Ông (bà): ……….. Năm sinh ………………. Quốc tịch ……..
Địa chỉ: ………
Giấy CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước số: ………… Ngày cấp ……. Nơi cấp …….
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với:
Ông (bà)/Tổ chức(5): ………
Người đại diện(6): …….
Ngày/tháng/năm sinh: …………. Quốc tịch: …………
Giấy CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước số: ……….. Ngày cấp …………… Nơi cấp …………
Địa chỉ: ……..
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: …….
Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận ĐKKD (hoặc ĐKDN) số: …
Ngày cấp …….. Nơi cấp …….
Nội dung sự việc như sau(7): …….
Hành vi của(5): ……….
Đã vi phạm quy định tại(8) ….
Ý kiến trình bày của cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm: ………..
Ý kiến trình bày của người chứng kiến: …………
Xét cần thiết để ngăn chặn vi phạm, bảo đảm việc xử phạt, chúng tôi đã yêu cầu:
Ông (bà)/Tổ chức (5) ………đình chỉ ngay hành vi vi phạm và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính sau đây(9): …………………
Yêu cầu Ông (bà)/Tổ chức (5) ……. đúng ……. giờ …….., ngày ……. tháng ……. năm ……. đến trụ sở Hải quan tại địa chỉ(10) ……….. để giải quyết đối với hành vi vi phạm trên.
Biên bản kết thúc hồi …………..giờ ……. cùng ngày; được lập thành 02 bản, mỗi bản gồm ……. tờ có nội dung và giá trị như nhau, được đọc cho mọi người cùng nghe (đã đưa cho mỗi người tự đọc), công nhận là đúng, cùng ký tên vào từng tờ và đã giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
Lý do người vi phạm hoặc tổ chức vi phạm không ký vào biên bản (nếu có): ……
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ………..
Cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm gửi văn bản yêu cầu được giải trình (theo quy định tại điều 61
NGƯỜI VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI PHIÊN DỊCH
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan:
– Để việc lập biên bản được thống nhất về phương pháp và đảm bảo giá trị pháp lý, khi lập biên bản, người lập cần phải ghi nhận các nội dung chính sau:
+ Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;
+ Họ tên, chức vụ, đơn vị làm việc của người lập biên bản;
+ Họ tên, nghề nghiệp/ chức vụ, địa chỉ của người chứng kiến. Nếu có đại diện chính quyền địa phương thì ghi rõ họ tên, chức vụ, nơi làm việc;
+ Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức thực hiện vi phạm hành chính (nếu là tổ chức thì ghi rõ họ tên, chức vụ của người đại diện, theo giấy ủy quyền nào);
+ Người phiên dịch (nếu có);
+ Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;
+ Ghi nhận một cách trung thực diễn biến nội dung vi phạm, mô tả hành vi vi phạm; đối với vi phạm trên các vùng biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/ trọng tải toàn phần, tọa độ, hành trình);
+ Người lập biên bản ghi rõ điểm, khoản, điều của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính;
+ Người lập biên bản ghi lại ý kiến của cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm;
+ Người lập biên bản ghi lại ý kiến của người chứng kiến, về thái độ, hành vi đối tượng vi phạm; thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm và những vấn đề khác liên quan đến hành vi vi phạm mà họ chứng kiến;
+ Người lập biên bản ghi rõ các biện pháp ngăn chặn cần áp dụng; quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn của cấp có thẩm quyền; số, ngày, tháng, năm của biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vận tải nếu áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm;
+ Thời hạn gửi văn bản yêu cầu được giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm;
+ Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính;
+ Lý do người vi phạm, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản;
+ Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm thì biên bản vi phạm phải ghi rõ từng hành vi vi phạm.
Một số lưu ý:
Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan sau khi lập xong thì cần đọc lại cho mọi người cùng nghe (hoặc đưa cho mỗi người tự đọc), sau đó ghi lại ý kiến bổ sung, sửa chữa và ký tên; trường hợp có người vi phạm, người làm chứng, người bị hại từ chối ký tên thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý nếu có đủ chứng cứ chứng minh cá nhân (hoặc tổ chức) đó có hành vi vi phạm.
Biên bản phải ghi rõ số trang, nếu biên bản gồm nhiều trang thì các bên phải ký vào từng trang biên bản; chú ý những chỗ sửa chữa cần phải có chữ ký xác nhận của các bên; Biên bản được lập thành 02 bản (Liên A: cơ quan hải quan lưu còn Liên B: giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm). Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản lập xong được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Mẫu biên bản vi phạm hành chính về hải quan in theo số seri ở góc phải, phía trên của mẫu biên bản. Khi các biên bản đã lập nhưng bị hỏng thì cần phải thực hiện việc lưu trữ theo đúng quy định; sau 12 (mười hai) tháng, khi được phép của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan mới được hủy các biên bản này. Khi hủy phải lập biên bản, có xác nhận của Lãnh đạo đơn vị.
4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả:
Về hình thức xử phạt:
– Hình phạt chính:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, tổ chức, cá nhân bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
+ Cảnh cáo áp dụng đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
+ Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này (vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế, vi phạm quy định về khai hải quan, về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu,…) là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này (vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý) là mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế quy định tại các Điều 9, 14 Nghị định này (Vi phạm quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, xử phạt đối với hành vi trốn thuế) là mức phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức;
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
– Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
Về biện pháp khắc phục hậu quả:
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định;
d) Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
g) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế thiếu;
h) Buộc nộp đủ số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng;
i) Buộc dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định.