Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Tuy nhiên, có một số trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư cần có biên bản vi phạm.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư là gì?
Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư được lập ra để ghi chép lại các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư.
2. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư chi tiết nhất:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
Số:… /BB-VPHC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–——-
BIÊN BẢN
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm …, tại ……1
Chúng tôi gồm 2:
1. Ông (bà): …; Chức vụ: …;
2. Ông (bà): …; Chức vụ: …;
Với sự chứng kiến của 3:
1. Ông (bà): …;
Địa chỉ: …;
2. Ông (bà): …;
Địa chỉ: …;
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với:
Ông (bà)/tổ chức 4: …;
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: …;
Địa chỉ: …;
CMND/Quyết định thành lập/Đăng ký kinh doanh số: …;
Cấp ngày: …; Nơi cấp: …;
Đã có các hành vi vi phạm hành chính sau:
1. Hành vi vi phạm thứ nhất: 5 …
Hành vi này đã vi phạm quy định tại điểm … 6 … khoản … Điều … Nghị định số …/ …/NĐ-CP ngày …. tháng …. năm …. của Chính phủ …
2. Hành vi vi phạm thứ hai: 7…
Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức vi phạm hành chính8: …
Ý kiến trình bày của người chứng kiến8: …
Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có) 8: …
Người lập biên bản đã yêu cầu người/tổ chức vi phạm:
1. Đình chỉ ngay hành vi vi phạm;
2. Có mặt tại 9: … đúng … giờ … ngày … tháng …. năm …. để giải quyết vụ việc vi phạm.
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm10: …
Biên bản gồm 11 … trang, được các bên liên quan đọc kỹ, đồng ý với nội dung, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào từng trang của Biên bản.
Biên bản được lập thành12 … bản có nội dung và giá trị pháp lý như nhau, được giao 01 bản cho người/tổ chức vi phạm, 01 bản cho người lập biên bản, 01 bản cho cơ quan của người lập biên bản, 01 bản gửi cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và 01 bản gửi cho 13 …/.
NGƯỜI/ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ
(Nếu có – Ký, ghi rõ chức danh, họ, tên)
NGƯỜI/ ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI
(Nếu có – Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư:
– Ghi địa điểm lập biên bản.
– Ghi các thông tin của người lập biên bản.
– Ghi các thông tin về người chứng kiến/đại diện chính quyền/người, tổ chức bị thiệt hại.
– Ghi các thông tin về người/tổ chức vi phạm.
– Mô tả hành vi vi phạm.
– Ghi đúng điểm, khoản, điều, số và tên của Nghị định mà hành vi vi phạm đã vi phạm.
– Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm như mục 1.
– Ghi ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức vi phạm; người chứng kiến; người/tổ chức bị vi phạm (nếu có).
– Ghi địa chỉ, giờ, ngày, tháng, năm nơi người/tổ chức vi phạm phải có mặt.
– Ghi cụ thể biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm được áp dụng (nếu có).
– Ghi số lượng trang (cả số và chữ) của biên bản.
– Ghi số lượng bản (cả số và chữ) của biên bản.
– Ghi cụ thể người, tổ chức có liên quan được giao biên bản (nếu có).
4. Một số quy định vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư:
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định Phạm vi điều chỉnh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như sau:
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là hành vi vi phạm pháp luật có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện mà không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự và được quy định tại Nghị định này, bao gồm:
– Vi phạm quy định trong lĩnh vực đầu tư (bao gồm: đầu tư công, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP));
– Vi phạm quy định trong lĩnh vực đấu thầu;
– Vi phạm quy định trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp;
– Vi phạm quy định trong lĩnh vực quy hoạch.
3. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định Đối tượng áp dụng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như sau:
1. Nghị định này áp dụng đối với:
– Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
– Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này;
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này gồm:
– Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân được thành lập và hoạt động theo
– Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp và theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của doanh nghiệp thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là doanh nghiệp đó; mức phạt áp dụng đối với tổ chức.
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền và không theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của doanh nghiệp thì người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với cá nhân về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện;
– Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
– Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
– Các tổ chức khác có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả:
1. Hình thức xử phạt chính gồm:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại các điều từ Chương II đến Chương V Nghị định này.
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định Mức phạt tiền như sau:
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
– Trong lĩnh vực đầu tư là 300.000.000 đồng;
– Trong lĩnh vực đấu thầu là 300.000.000 đồng;
– Trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là 100.000.000 đồng;
– Trong lĩnh vực quy hoạch là 500.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Trên đây là mẫu đơn và hướng dấn soạn thảo chi tiết về vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư chi tiết nhất