Các tổ chức, cá nhân khi có hành vi vi phạm sẽ bị lập biên bản về lỗi vi phạm để làm căn cứ xử phạt tuy nhiên lại có hai trường hợp xảy ra có thể xử phạt tại chỗ và xử phạt lập biên bản, hồ sơ. Người có thẩm quyền xử phạt sẽ căn cứ theo lỗi vi phạm của tổ chức, cá nhân để đưa ra quyết định lập biên bản hay không?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản vi phạm hành chính là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2
Mẫu số 43/BB-VPHC: Mẫu biên bản vi phạm hành chính là mẫu biên bản vi phạm hành chính do cơ quan có thẩm quyền lập biên bản với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính. Trong mẫu biên bản vi phạm phải được ghi rõ thời gian và địa điểm lập biên bản, người tiến hành lập biên bản và người bị lập biên bản với lỗi vi phạm
Mẫu số 43/BB-VPHC: Mẫu biên bản vi phạm hành chính là mẫu biên bản được cơ quan có thẩm quyền lập ra đối với tổ chức, cá nhân có lỗi vi phạm hành chính bằng việc áp dụng biện pháp ngăn chặn VPHC và bảo đảm việc xử phạt, tạm giữ Tang vật, phương tiện VPHC, giấy tờ liên quan.
2. Mẫu biên bản vi phạm hành chính:
Mẫu biên bản số 01, ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP như sau:
CƠ QUAN (1) ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: …./BB-VPHC |
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH*
Về………… (2)
Hôm nay, hồi…. giờ…. phút, ngày …./…./….., tại (3) ………
Lý do lập biên bản tại <trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản/địa điểm khác:>(*) ………
Căn cứ: (4) ………
Chúng tôi gồm:
1. Người có thẩm quyền lập biên bản:
Họ và tên: …………… Chức vụ: ………………
Cơ quan: ………
2. Với sự chứng kiến của: (5)
<Họ và tên>(*):………. Nghề nghiệp: …………
Địa chỉ: ………
Hoặc <Họ và tên>(*): ………. Chức vụ: ………
Cơ quan: …………
3. Người phiên dịch:
<Họ và tên>(*):…………. Nghề nghiệp: ………
Địa chỉ: …
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức>(*) có tên sau đây:
<1. Họ và tên>(*): …………… Giới tính: ……
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./……………. Quốc tịch: ………
Nghề nghiệp: ………
Nơi ở hiện tại: ………
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:………
ngày cấp: …./…./…..; nơi cấp: ………
<1. Tên của tổ chức>(*): …
Địa chỉ trụ sở chính: ……
Mã số doanh nghiệp: …………
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: …………; ngày cấp: …./…./…..; nơi cấp: ……
Người đại diện theo pháp luật:(6)………… Giới tính: …………
Chức danh: (7) ………
2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính: (8)………
3. Quy định tại: (9)……
4. <Cá nhân/tổ chức>(*) bị thiệt hại (nếu có): (10)…
5. Ý kiến trình bày của đại diện chính quyền, người chứng kiến (nếu có):……
6. Ý kiến trình bày của <cá nhân/tổ chức>(*) bị thiệt hại (nếu có): ………
7. Chúng tôi đã yêu cầu <cá nhân/tổ chức>(*) vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
8. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm: (11)……
9. <Quyền và thời hạn giải trình>(*)(12): Trong thời hạn <02 ngày làm việc/05 ngày làm việc>(*) kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà)(13) ………là <cá nhân /người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm có quyền gửi <văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp/văn bản giải trình>(*)(14) đến (15) ………… để thực hiện quyền giải trình.
10. Yêu cầu ông (bà) (13) ………… là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm có mặt vào hồi…. giờ…. phút, ngày …./…./….., tại(16) ………… để giải quyết vụ việc.
Biên bản lập xong hồi …. giờ …. phút, ngày …./…./….., gồm …. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) (13)…. là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm 01 bản hoặc cha mẹ/người giám hộ của người chưa thành niên vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
<Trường hợp cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản vi phạm hành chính>
Lý do ông (bà) (13) ………… <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm không ký biên bản: …
<Trường hợp người chứng kiến/đại diện chính quyền cấp xã không ký xác nhận việc cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản vi phạm hành chính>
Lý do ông (bà) (5) …………… <người chứng kiến/đại diện chính quyền cấp xã> không ký xác nhận: ………
CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC VI PHẠM (Ký, ghi rõ họ và tên) | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên) |
CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI (Ký, ghi rõ họ và tên) | ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên) |
NGƯỜI PHIÊN DỊCH (Ký, ghi rõ họ và tên) | NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký, ghi rõ họ và tên) |
<In ở mặt sau>(**) Biên bản đã giao trực tiếp cho <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm vào hồi…. giờ…. phút, ngày …./…./…..
NGƯỜI NHẬN BIÊN BẢN
|
3. Hướng dẫn lập Mẫu biên bản vi phạm hành chính:
Mẫu này được sử dụng để lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(*)(*) Áp dụng đối với trường hợp biên bản được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo hướng dẫn và thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi tên lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(3) Ghi cụ thể địa điểm lập biên bản theo từng trường hợp:
– Trường hợp lập biên bản ngay tại thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm thì địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra hành vi vi phạm.
– Trường hợp không lập biên bản tại thời điểm phát hiện ra hành vi có dấu hiệu vi phạm thì địa điểm lập biên bản là trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác.
Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do.
(4) Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản. Ví dụ: Biên bản làm việc; Biên bản kiểm tra; Biên bản thanh tra; Kết luận kiểm tra; Kết luận thanh tra; Kết quả ghi nhận của phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Tài liệu khác…
(5) Trường hợp cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải bảo đảm sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến để ký xác nhận.
– Trường hợp người chứng kiến thì ghi họ và tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người đó.
– Trường hợp đại diện chính quyền cấp xã thì ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm.
(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Mô tả vụ việc; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm,… hành vi vi phạm cụ thể. Đối với vi phạm trên biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng tải toàn phần, địa điểm xảy ra vi phạm thuộc nội thủy/lãnh hải/vùng tiếp giáp lãnh hải/vùng đặc quyền kinh tế/thềm lục địa/các đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam và tọa độ (vĩ độ, kinh độ), hành trình của tàu.
(9) Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
(10) Ghi họ và tên của người bị thiệt hại/họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của tổ chức bị thiệt hại.
(11) Ghi cụ thể tên các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã được áp dụng.
(12) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp giải trình trực tiếp thì ghi: «02 ngày làm việc».
– Trường hợp giải trình bằng văn bản thì ghi: «05 ngày làm việc».
– Trường hợp vụ việc không được giải trình theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020), thì không phải ghi các Mục chú thích số (12), (13), (14) và (15).
(13) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.
(14) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp giải trình trực tiếp thì ghi: «văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp».
– Trường hợp giải trình bằng văn bản thì ghi: «văn bản giải trình».
(15) Ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc.
(16) Ghi địa chỉ nơi dự kiến làm việc với cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.
4. Một số quy định pháp luật liên quan về vi phạm hành chính:
4.1. Đặc điểm của vi phạm hành chính:
Dựa vào khái niệm nêu ra ở trên, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm của vi phạm hành chính như sau:
Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước
Hành vi trái pháp luật hành chính được thể hiện dưới dạng hành động (chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật hành chính ngăn cấm) hoặc không hành động (chủ thể không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính bắt buộc phải thực hiện).
Theo đó, sẽ không có vi phạm hành chính nếu không có hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước.
Thứ hai, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện
Lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất trong mặt chủ quan, thể hiện ý chí của người thực hiện. Lỗi trong vi phạm hành chính được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Trong đó:
– Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ chủ thể nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
– Lỗi vô ý thể hiện ở chỗ chủ thể không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả xảy ra.
Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm hành chính.
Thứ ba, vi phạm hành chính phải bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đặt ra khung pháp lý chung nhất cho việc xử lý vi phạm hành chính của chủ thể. Trong đó, Luật này đăt ra nguyên tắc xử lý vi phạm; các biện pháp xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với các chủ thể vi phạm; các đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính;…
Việc xử lý vi phạm hành chính còn được thể hiện trong các quy phạm pháp luật khác có liên quan được áp dụng trong từng trường hợp có lỗi vi phạm
4.2. Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính
Theo quy định Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì:
– Khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản;
– Trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm;
– Khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phát hiện vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
Như vậy, không có quy định cụ thể về thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính. Việc xác định hành vi vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính phải được lập kịp thời có thể hiểu là lập biên bản ngay khi phát hiện ra hành vi vi phạm.
Theo đó, căn cứ vào Nghị định 97/2017/NĐ-CP quy định: Người không có thẩm quyền xử phạt có được lập biên bản vi phạm hành chính là:
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.
Như vậy, theo quy định về nội dung trên ta có thể thấy rõ ràng là ngoài người có thẩm quyền xử phạt thì vẫn có những đối tượng khác có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ…
4.3. Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính:
Theo Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra
Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Như vậy, thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính thông thường là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt là 67 ngày (chỉ áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình mà cần có thêm thời gian để xác minh…).
Nếu quá thời hạn quy định nêu trên thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.