Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính là hoạt động giao tiếp bằng lời nói giữa người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại hoặc đại diện hợp pháp, người bị khiếu nại hoặc đại diện hợp pháp, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan nhằm làm rõ các thông tin, chứng cứ và tìm kiếm sự đồng thuận.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản về việc đối thoại giải quyết khiếu nại của BCA là gì?
Mẫu biên bản về việc đối thoại giải quyết khiếu nại của Bộ Công an là mẫu biên bản nêu rõ thông tin, nội dung trong buổi đối thoại
Mẫu biên bản về việc đối thoại giải quyết khiếu nại của Bộ Công an là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc đối thoại giải quyết khiếu nại của Bộ Công an
2. Biên bản về việc đối thoại giải quyết khiếu nại của BCA mới nhất:
Tên biên bản: Biên bản về việc đối thoại giải quyết khiếu nại của Bộ Công An
Mẫu biên bản về việc đối thoại giải quyết khiếu nại của BCA được ban hành theo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
BIÊN BẢN
Về việc đối thoại giải quyết khiếu nại
Theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại lần thứ…..;
Hôm nay, hồi…..giờ…..ngày…..tháng…..năm…..
Tại ……
Đã tiến hành đối thoại theo những nội dung sau:
I. Thành phần tham gia đối thoại:
1.1. Người giải quyết khiếu nại:
-……;(3)
– .….;(4)
– …;
1.2. Người khiếu nại:
Họ và tên: ……Năm sinh:…….
Nơi đăng ký thường trú:…
Địa chỉ nơi ở hiện tại:…
Nghề nghiệp (hoặc chức vụ, đơn vị công tác): ……
Số CMND……do Công an……cấp ngày……
1.3. Người đại diện hoặc được ủy quyền: (nếu có)
Họ và tên: ……Năm sinh: ……
Địa chỉ nơi ở (hoặc chức vụ, đơn vị công tác):……
Thẻ luật sư/Thẻ trợ giúp viên pháp lý số …do……….cấp ngày……
Giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật của người khiếu nại ngày ..…/…../……
1.4. Người bị khiếu nại:
– Họ và tên: ………chức vụ…….đơn vị……
– …
1.5. Người có quyền, lợi ích liên quan: (nếu có)
– Họ và tên: ……Năm sinh……
Nơi đăng ký thường trú: ……
Địa chỉ nơi ở hiện tại:…
Nghề nghiệp (hoặc chức vụ, đơn vị công tác): ……
Số CMND……do Công an…cấp ngày……
– …
1.6. Đại diện tổ chức chính trị – xã hội (nếu có):
– Ông/bà: …….chức vụ……
– ………
II. Nội dung tiến hành:
2.1. Người giải quyết khiếu nại nêu những nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung vụ việc khiếu nại:……
2.2. Ý kiến của những người tham gia đối thoại: (5)…
2.3. Tóm tắt kết quả các nội dung đã đối thoại: (6)…
Việc đối thoại kết thúc vào hồi…..giờ…..cùng ngày.
Biên bản về việc đối thoại đã được đọc lại cho mọi người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng và ký tên dưới đây.
Biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại./.
NGƯỜI KHIẾU NẠI (NGƯỜI ĐẠI DIỆN/ ĐƯỢC UỶ QUYỀN)
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI ÍCH LIÊN QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CT-XH
(Ký, ghi rõ họ tên)
CÁN BỘ GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập biên bản về việc đối thoại giải quyết khiếu nại của BCA:
– Tên biên bản: Biên bản về việc đối thoại giải quyết khiếu nại của BCA
– Thời gian lập biên bản
– Tiến hành đối thoại với những nội sung gì?
– Thành phần tham gia đối thoại:
– Người giải quyết khiếu nại:
Tên, chức vụ, đơn vị
– Người khiếu nại:
Tên, năm sinh, CMND/CCCD, nghề nghiệp, địa chỉ
-Người đại diện hoặc được ủy quyền: (nếu có)
Họ tên, năm sinh, địa chỉ, thẻ luật sư, giấy yêu cầu, giấy quyết định của tổ chức
– Người bị khiếu nại:
– Họ và tên, chức vụ, đơn vị
– Người có quyền, lợi ích liên quan: (nếu có)
Họ tên, năm sinh, nơi cư trú, nơi đăng ký thường trú, CMND/CCCD
– Đại diện tổ chức chính trị – xã hội (nếu có):
– Ông/bà: …….chức vụ……
– Nội dung tiến hành:
– Người giải quyết khiếu nại nêu những nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung vụ việc khiếu nại:……
– Ý kiến của những người tham gia đối thoại: (5)…
– Tóm tắt kết quả các nội dung đã đối thoại: (6)…
Việc đối thoại kết thúc vào hồi…..giờ…..cùng ngày.
Biên bản về việc đối thoại đã được đọc lại cho mọi người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng và ký tên dưới đây.
4. Trình tự tổ chức đối thoại:
Căn cứ vào Điều 15 của Thông tư số 11/2015/TT-BCA quy định quy trình giải quyết khiếu nại quy định như sau
Tổ chức đối thoại
1. Các trường hợp đối thoại:
+Trong quá trình giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định về chế độ chính sách lần đầu nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại tổ chức đối thoại. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh phải tổ chức đối thoại.
+ Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai đối với quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại phải tổ chức đối thoại.
– Trình tự đối thoại:
+ Chuẩn bị đối thoại:
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh chuẩn bị hồ sơ đã được thẩm tra, xác minh; tài liệu, chứng cứ đã thu thập; dự thảo báo cáo kết quả xác minh; xác định nội dung cần trao đổi, đối thoại;
+ Thành phần tham gia đối thoại:
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại; người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại; người bị khiếu nại; cơ quan, đơn vị, cá nhân khác có liên quan và người giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có);
+ Tiến hành đối thoại:
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại kiểm tra tư cách thành phần tham gia đối thoại; nêu lý do, nội quy đối thoại, hướng dẫn các bên cách thức, nội dung cần đối thoại; người có trách nhiệm xác minh báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại; người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại trình bày ý kiến về nội dung sự việc, kết quả xác minh, kiến nghị giải quyết khiếu nại do người chủ trì đối thoại công bố; bổ sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến khiếu nại và yêu cầu, nguyện vọng của mình; ý kiến của đại diện cơ quan, đơn vị, cá nhân khác có liên quan và người giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có); người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh kết luận về nội dung đối thoại và hướng giải quyết.
– Việc đối thoại được lập thành biên bản, ghi đầy đủ nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, những nội dung còn có ý kiến khác nhau (nếu có) và các bên cùng ký. Biên bản được lập thành ít nhất 03 bản, mỗi bên giữ một bản.
5. Giải quyết khiếu nại:
Ra quyết định ban hành quyết định giải quyết khiếu nại
– Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả xác minh nội dung khiếu nại, kết quả đối thoại, tham khảo ý kiến tư vấn (nếu có), người có trách nhiệm xác minh dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại trình người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ký, ban hành.
+ Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định về chế độ chính sách lần đầu thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Luật Khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại lần hai được thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Luật Khiếu nại.
+ Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an lần đầu được thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Khiếu nại; Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an lần hai được thực hiện theo quy định tại Điều 56 Luật Khiếu nại.
– Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giao cơ quan, đơn vị chức năng thẩm định lại kết quả xác minh nội dung khiếu nại trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai thực hiện theo mẫu quy định.
Gửi quyết định giải quyết khiếu nại
– Đối với quyết định giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính:
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra cùng cấp.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.
– Đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu quyết định kỷ luật, quyết định về chế độ chính sách của cán bộ, chiến sĩ Công an, quyết định giải quyết khiếu nại phải được gửi cho người khiếu nại và cơ quan, đơn vị có liên quan; quyết định giải quyết khiếu nại lần hai quyết định kỷ luật, quyết định về chế độ chính sách được gửi cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Công khai quyết định giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại bằng một trong các hình thức sau:
+ Công bố tại cuộc họp cơ quan, đơn vị nơi người bị khiếu nại công tác, thành phần tham dự như khi công bố quyết định xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này;
+ Thông báo quyết định giải quyết khiếu nại trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng như báo hình, báo viết, báo điện tử. Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử;
+ Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, đơn vị đã giải quyết khiếu nại.
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu biên bản Đối thoại giải quyết khiếu nại và trình tự, tổ tục tổ chức, giải quyết khiếu nại.