Việc xử phạt các hành vi vi phạm này cần có biên bản về vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Vậy mẫu biên bản này được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản về vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế là gì?
Mẫu biên bản về vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế là văn bản được lập ra khi có sự vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực y tế với nội dung nêu rõ thông tin người lập biên bản, người chứng kiến, người bị lập biên bản vi phạm, nội dung vi phạm, hình thức xử phạt…
Mục đích của biên bản về vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:
khi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, để đảm bảo trật tự quản lý trong lĩnh vực y tế cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản xử lý các cá nhân tổ chức này. Biên bản nhằm mục đích ghi nhận quá trình làm việc của các bên, các hình phạt áp dụng, người vi phạm…
2. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả:
Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc tổ chức thực hiện các biện pháp tẩy uế, khử khuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyển người bệnh;
– Buộc tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
– Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
– Buộc tiếp nhận người nhiễm HIV, tiếp nhận và thực hiện việc mai táng, hỏa táng đối với thi hài, hài cốt người nhiễm HIV;
– Buộc xin lỗi trực tiếp hoặc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
– Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Buộc hoàn trả số tiền lãi của số tiền bảo hiểm y tế chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế;
– Buộc hoàn trả số tiền lãi cho khoản tiền chênh lệch do kê khai sai hoặc khoản tiền nộp chậm;
– Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng đã phải tự chi trả. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
– Buộc xóa bỏ, gỡ bỏ nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
– Buộc tháo dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránh thai;
– Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng, thẻ bảo hiểm y tế, số tiếp nhận phiếu công bố, rút số đăng ký lưu hành thuốc.
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
– Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
– Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Thanh tra y tế:
Điều 89 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, e, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.”
Điều 90 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra y tế
“1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra Sở Y tế và Chi Cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ và Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 35.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 52.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 70.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều này.”
4. Mẫu biên bản về vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:
TÊN CƠ QUAN
——-
Số: ……………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
….., ngày….tháng…..năm…..
BIÊN BẢN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG Y TẾ
Hôm nay, hồi …. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ….
Chúng tôi gồm:
Họ và tên: ………, chức vụ: …………
Đơn vị công tác: …………
Họ và tên: ……….., chức vụ: ………
Đơn vị công tác: ……………
Có sự chứng kiến của ông (bà):
Họ và tên: …………
Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú (địa chỉ, hoặc đơn vị công tác): ………
Dân tộc (quốc tịch): …………
Chứng minh thư nhân dân số (hoặc hộ chiếu): ………
Cấp ngày …………., nơi cấp: …………
Họ và tên: …………
Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú (địa chỉ, hoặc vị công tác): ……
Dân tộc (quốc tịch): ………
Chứng minh thư nhân dân số (hoặc hộ chiếu): ………
Cấp ngày: ………., nơi cấp: …………
Ngồi tại: …………
Tiến hành lập biên bản về vi phạm hành chính:
Họ và tên người (hoặc đại diện tổ chức có vi phạm hành chính): ……….
Tuổi: …………
Nơi đăng ký thường trú (địa chỉ, hoặc đơn vị công tác): ………
Dân tộc (quốc tịch): ………
Chứng minh thư nhân dân số (hoặc hộ chiếu): ……
Cấp ngày: ………….., nơi cấp: ……………
Nội dung vi phạm: …………
Lời khai của người vi phạm (hoặc đại diện tổ chức vi phạm): …………
Lời khai của người làm chứng, người hoặc tổ chức bị hại (nếu có): ……
Căn cứ vào điều ……… của bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ban hành theo………., chúng tôi đã:
Tạm giữ: …………
Chuyển về: …………Để cấp có thẩm quyền giải quyết.
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã tạm giữ kể trên, chúng tôi không thu giữ thứ gì khác.
Biên bản được lập thành hai bản, giao cho đương sự một bản và đọc lại cho mọi người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên.
Cá nhân hoặc đại diện tổ chức vi phạm
(Ký tên)
Người làm chứng
(Ký tên)
Người lập biên bản
(Ký tên)
Cá nhân hoặc tổ chức bị hại
(Ký tên)
5. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
Người viết biên bản cần ghi rõ và chính xác thời gian lập biên bản, địa điểm lập biên bản. Thành phần biên bản bao gồm bên lập biên bản và bên vi phạm, bên chứng kiến, chủ thể cần được ghi chính xác họ và tên, số chứng minh nhân dân, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Nội dung biên bản nêu rõ hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức, biện pháp xử lý. Các bên cùng xác nhận và ký tên, sau khi ký tên biên bản sẽ được áp dụng và không thể sửa đổi.