Ngành thanh tra đã và đang ban hành nhiều quy định cũng như thực hiện các cơ chế nhằm phòng, chống các hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm nhiều giải pháp mới xứ lý hành vi vi phạm trong hoạt động thanh tra để nâng cao nhận thức của đối tượng thanh tra.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản về vi phạm của đối tượng thanh tra Bộ Công an là gì?
Mẫu biên bản về vi phạm của đối tượng thanh tra Bộ Công an là biểu mẫu quan trọng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành áp dụng đối với đối tượng thanh tra Bộ Công an và các đối tượng khác có liên quan về hoạt động thanh tra từ đó tránh những sai xót trong toàn bộ hoạt động thanh tra của Bộ Công an.
Mẫu biên bản về vi phạm của đối tượng thanh tra của Bộ Công an là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc vi phạm của đối tượng thanh tra. Mẫu nêu rõ thông tin của cán bộ tiến hành lập biên bản, nội dung vi phạm, ý kiến của các đối tượng liên quan… Mẫu được ban hành theo
2. Mẫu biên bản về vi phạm của đối tượng thanh tra Bộ Công an:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
–—————-
BIÊN BẢN
Về vi phạm của đối tượng thanh tra
Trong quá trình thực hiện Quyết định số …ngày…..của ….(2) về …(3) đối với …(4),
Hôm nay, hồi …..giờ…..ngày …..tháng…..năm…..
Tại: ……
Chúng tôi gồm:
Cấp bậc, họ tên, chức danh, chức vụ – Trưởng Đoàn thanh tra;
Cấp bậc, họ tên, chức danh, chức vụ – P.Trưởng Đoàn/thành viên;
Cấp bậc, họ tên, chức danh, chức vụ – Thành viên,
Có sự chứng kiến của: (nếu có)
-…..;(5)
Với sự tham gia của: (nếu có)
-…..;(6)
– ….;
Tiến hành lập biên bản về sự vi phạm trong lĩnh vực ……(7) của ……(4) là đối tượng thanh tra.
Đại diện ……(4) gồm:
-…..;(8)
– …..;
Nội dung vi phạm:…. đã vi phạm Điểm …..Khoản….. Điều……Nghị định ……(9).
Tình tiết giảm nhẹ ……
Tình tiết tăng nặng ……
Ý kiến trình bày của đối tượng thanh tra: …..(10)
Ý kiến của người làm chứng/người tham gia: …..
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm: …..(11)
Tang vật, tài liệu bị niêm phong/tạm giữ: …..(12)
Biên bản về sự vi phạm của đối tượng thanh tra kết thúc hồi …….giờ…… cùng ngày, được lập thành 02 bản và giao cho …..(4) một bản sau khi đã được đọc cho mọi người có tên trên cùng nghe và nhất trí ký tên sau.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LÀ ĐỐI TƯỢNG THANH TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
TRƯỞNG ĐOÀN THANH TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI THAM GIA
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn mẫu thảo biên bản về vi phạm của đối tượng thanh tra:
(1) Tên Đoàn thanh tra.
(2) Ngày, tháng, năm ban hành Quyết định.
(3) Tên Quyết định đã ban hành để làm cơ sở kiểm tra hoạt động thanh tra của đối tượng thanh tra Bộ Công an.
(4) Ghi rõ họ và tên đối tượng thanh tra vi phạm pháp luật.
(5) Ghi rõ họ và tên người chứng kiến ( nếu có).
(6) Ghi rõ họ và tên người tham gia ( nếu có).
(7) Lĩnh vực xẩy ra vi phạm của đối tượng thanh tra Bộ Công an.
(8) Đại diện của đối tượng thanh tra vị phạm pháp luật.
(9) Cơ sở pháp lý quy định về hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra. Ghi rõ điểm, khoản, điều, nghị định.
(10) Ý kiến trình bày của đối tượng thanh tra.
(11) Nêu các biện pháp để ngăn chặn vi phạm.
(12) Liệt kê các tang vật, tài liệu bị niêm phong, tạm giữ.
4. Một số giải pháp xử lí hành vi vi phạm trong hoạt động thanh tra:
Hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra.
Đầu tiên, Nhà nước cần phải mô tả rõ và sâu hơn nữa về nhóm các dạng hành vi vi phạm trong hoạt động thanh tra từ đó quy định chế tài xử lý tương ứng với mỗi dạng hành vi. Việc mô tả các dạng hành vi vi phạm trong hoạt động thanh tra cần được tiến hành, đi sát theo các giai đoạn tiến hành thanh tra, phải dự liệu được trong mỗi giai đoạn này có những hành vi nào có nguy cơ sai phạm, tiêu cực; những đối tượng nào có khả năng vi phạm để cán bộ thanh tra không được thực hiện. Ngoài ra, việc mô tả các dạng hành vi vi phạm cũng cần phải được chia theo nội dung: Các dạng hành vi có tính chất tiềm ẩn nguy cơ vi phạm; các dạng hành vi vi phạm pháp luật; các dạng hành vi vi phạm về đạo đức, văn hoá ứng xử, giao tiếp; các dạng hành vi vi phạm về nghiệp vụ thanh tra.
Hoàn thiện cơ chế giám sát hoạt động thanh tra thông qua việc mở rộng chủ thể có thẩm quyền giám sát trong các cơ quan thanh tra, các cơ quan khác nhau tham gia giám sát lẫn nhau để đạt được một mục đích chung đó là trong sạch, chính xác trong quá trình diễn ra toàn bộ hoạt động thanh tra.
Bên cạnh đó, để hoàn thiện được pháp luật trong hoạt động thanh tra cũng cần phải hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra theo hướng thu hẹp phạm vi bí mật nhà nước trong hoạt động thanh tra. Trên thực tế, do sở hở của pháp luật đã xẩu ra rất nhiều trường hợp Đoàn thanh tra không tiến hành đầy đủ các nội dung, phạm vi theo yêu cầu. Việc quy định nhiều nội dung thuộc danh mục tài liệu mật là cơ hội và điều kiện để cán bộ thanh tra lợi dụng thực hiện các hành vi sai phạm, tiêu cực. Mặt khác, nó cũng hạn chế quyền giám sát của các chủ thể có thẩm quyền. Vì vậy, những nội dung như kế hoạch thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra cần được công khai, minh bạch để tránh những sai xót trong quá trình thanh tra.
Nâng cao nhận thức của đối tượng thanh tra.
Hành vi hối lộ ngày nay không chỉ diễn ra giữa người dân và cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nước mà còn diễn ra giữa các cán bộ công chức với nhau. Trong nhận thức của đối tượng thanh tra và các chủ thể khác có liên quan về hoạt động thanh tra hiện nay thì hoạt động thanh tra tiến hành ở đâu thì ở đó chắc chắn đã có vi phạm, tùy theo từng mức độ khác nhau. Chính vì vậy, các đối tượng thanh tra luôn luôn có suy nghĩ và hành động nhằm che đậy, cản trở hoặc mua chuộc cán bộ thanh tra. Từ đó, đã tiếp tay cho những hành vi sai trái và vi phạm pháp luật của các cán bộ thanh tra. Vì thế, chúng ta cần phải thay đổi nhận thức của đối tượng thanh tra về hoạt động thanh tra.
Để nâng cao nhận thức, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra, cán bộ thanh tra cần phải hiểu rõ và đầy đủ hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động thanh tra. Các cán bộ thanh tra phải là người tiên phong, luôn gương mẫu nhằm phát huy những nhân tố tích cực, phát hiện những sơ hở của của chế, chính sách, pháp luật, cũng như chấn chỉnh, phòng ngừa vi phạm có thể xảy ra để từ đó hoạt động thanh tra phát huy được đầy đủ và chính xác nhiệm vụ của nó.
Bồi dưỡng, tăng cường năng lực cho những người tiến hành thanh tra
Đặc điểm, tính chất của hoạt động thanh tra đòi hỏi người tiến hành thanh tra vừa phải có phẩm chất, đạo đức trong sáng, vừa phải có năng lực hoàn thành nhiệm vụ. Điều này đòi hỏi người tiến hành thanh tra, đặc biệt là trưởng đoàn thanh tra phải am hiểu chính sách, pháp luật, hiểu biết về quản lý hành chính Nhà nước, thành thạo kỹ năng xem xét, đánh giá và có kiến thức về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ liên quan tới nội dung thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra còn phải nhuần nhuyễn kỹ năng lãnh đạo, quản lý, có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kinh nghiệm xử lý tình huống và đủ bản lĩnh vượt qua những thách thức (sức ép từ nhiều phía tác động vào hoạt động của Đoàn thanh tra) trong hoạt động thanh tra. Đối tượng thanh tra ở đây là cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang có vấn đề.
Thường là những chỗ có vấn đề mới cần thanh tra, việc chuyển hướng từ quản lý, thanh tra theo phương thức truyền thống sang quản lý hay thanh tra rủi ro thì sức ép là có thật. Vì vậy, khả năng phải ứng biến với sự đối phó, phản kháng từ đối tượng thanh tra và những người có liên quan luôn là nguy cơ hiện hữu.
Một số yếu tố khác bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh tra
Hoạt động thanh tra là một loại hoạt động công vụ và thường được tiến hành ngoài công sở của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra. Để bảo đảm tuân thủ nguyên tắc chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời, ngoài việc thu thập, nghiên cứu, đối chiếu, so sánh hồ sơ, tài liệu, thông tin, vật chứng, hoạt động thanh tra còn phải tiến hành kiểm tra, xác minh tại chỗ việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra.
Thanh tra là phải đến tận nơi, phải mắt thấy, tai nghe để đưa ra những đánh giá, nhận xét bảo đảm tính chính xác, khách quan. Nếu vẫn chưa đủ sự tin cậy thì người ra quyết định thanh tra còn có thể/ cần phải thông qua trưng cầu giám định để bảo đảm kết luận thanh tra đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được pháp luật quy định. Ngoài các yếu tố được luận giải ở trên, chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra còn bị chi phối bởi các yếu tố khác như kinh phí, phương tiện, thời gian, các trang thiết bị, văn phòng phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết khác phục vụ cho sinh hoạt và làm việc của các thành viên đoàn thanh tra trong giai đoạn trực tiếp tiến hành thanh tra, kiểm tra, xác minh vụ việc.
Đối với vụ việc thanh tra đặc biệt phức tạp, nhạy cảm được tiến hành hoặc phải kiểm tra, xác minh ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo, địa bàn có nguy cơ rủi ro cao còn phải có phương án bảo đảm an ninh, an toàn hồ sơ, tài liệu, phương tiện, tài sản, nhân sự cho đoàn thanh tra. Những vụ việc thanh tra đặc biệt phức tạp, nhạy cảm, phải kiểm tra, xác minh ở phạm vi rộng, ở vùng đi lại khó khăn thường phát sinh kinh phí, kéo dài thời gian, bổ sung thêm lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, văn phòng phẩm, nhu yếu phẩm so với dự liệu ban đầu. Vì vậy, cơ quan chủ trì thanh tra, người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra phải có các phương án dự phòng, đáp ứng kịp thời yêu cầu khách quan, chính đáng của hoạt động thanh tra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh tra.