Trên thực tế, mẫu biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính được sử dụng khá phổ biến. Vậy mẫu biên bản về không nhận biên bản vi phạm hành chính được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản về không nhận biên bản vi phạm hành chính:
Mẫu biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính được ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Dưới đây là mẫu biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính.
CƠ QUAN (1)
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: …./BB-KNQĐXP |
|
BIÊN BẢN
Về việc không nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính*
Hôm nay, hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./…./…./…… , tại(2) …..
Chúng tôi gồm:
1. Người có thẩm quyền lập biên bản:
Họ và tên: ……Chức vụ: ….
Cơ quan: ……
2. Với sự chứng kiến của:(3)
Họ và tên: …… Chức vụ: …..
Cơ quan: ……
Tiến hành lập biên bản về việc không nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông (bà)/tổ chức(*) có tên sau đây:
1. Họ và tên(*): ……Giới tính:…….
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./…. Quốc tịch: ……
Nghề nghiệp: ……
Nơi ở hiện tại: …….
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……ngày cấp: …/…/….; nơi cấp: …..
2. Tên của tổ chức(*) …….
Địa chỉ trụ sở chính: ……
Mã số doanh nghiệp: …….
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: …..; ngày cấp:…./…./…. ; nơi cấp: …..
Người đại diện theo pháp luật:(4) ……Giới tính: ……
Chức danh:(5) ……
Ông (Bà):(6) …..giao Quyết định số: …./QĐ-XPHC ngày …./…./…… xử phạt vi phạm hành chính cho ông (bà)/tổ chức(*)(7)….. để thi hành theo quy định của pháp luật, nhưng ông (bà)/tổ chức(*) có tên nêu trên cố tình không nhận quyết định.
Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/người đại diện của tổ chức(*)(8) ……………………………….. bị xử phạt nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn không nhận được sự hợp tác.
Biên bản lập xong hồi …. giờ …. phút, ngày …./…./…… , gồm …. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho chính quyền địa phương nơi cá nhân bị xử phạt cư trú/tổ chức bị xử phạt đóng trụ sở(*) 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (Ký, đóng dấu; ghi rõ họ và tên) | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên) |
2. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính:
Mẫu biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính được sử dụng để lập biên bản về việc không nhận Quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
(3) Ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn.
(4) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(5) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(6) Ghi họ và tên của người lập biên bản.
(7) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức bị xử phạt.
(8) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức bị xử phạt.
3. Nội dung của mẫu biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính:
Mẫu biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính được ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP. Mẫu biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính được sử dụng để lập biên bản về việc không nhận Biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp Biên bản vi phạm hành chính được giao trực tiếp mà tổ chức, cá nhân vi phạm từ chối nhận hoặc trốn tránh không nhận Biên bản vi phạm hành chính. Biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết về vấn đề cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính lại không nhận quyết định, biên bản xử phạt vi phạm hành chính, để từ đó có biện pháp xử lý , giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
Căn cứ Khoản 6 Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về việc giao biên bản vi phạm hành chính như sau:
– Biên bản vi phạm hành chính do cơ quan có thẩm quyền lập và sau khi lập xong cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính phải giao biên bản vi phạm này cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản.
Nếu trong trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì sẽ không gửi biên bản vi phạm này.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản nếu hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, khi đó biên bản vi phạm hành chính này cùng các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.
– Biên bản vi phạm hành chính được gửi về cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính.
– Việc giao biên bản xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính về việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành trong trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi lập biên bản vi phạm hành chính hoặc có mặt nhưng từ chối nhận hoặc có căn cứ cho rằng cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh không nhận biên bản.
Theo đó, về nội dung của mẫu biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính gồm có:
– Thông tin của cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ;
– Địa chỉ nơi lập biên bản;
– Thông tin, họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi lập biên bản;
– Thông tin, họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;
– Chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;
– Họ và tên của người lập biên bản;
– Họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức vi phạm hành chính;
– Họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm hành chính;
– Chữ ký của các bên.
4. Các trường hợp không nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ Điều 70 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành như sau:
– Người có thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính và ra quyết định xử lý vi phạm hành chính phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản.
– Hình thức gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao bằng một trong các hình thức sau:
+ Giao trực tiếp cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết: trong trường hợp này nếu cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao. Mẫu biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định 118/2021/NĐ-CP.
+ Gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết: trong trường hợp này quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không nhận hoặc nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;
– Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.