Khi cơ quan Nhà nước tiến hành tiêu hủy vật chứng, tài sản của các cá nhân, tổ chức thì phải lập biên bản tiêu hủy vật chứng, tài sản.
Mục lục bài viết
1. Biên bản tiêu hủy vật chứng, tài sản là gì?
Vật chứng hay tài sản là một trong những nguồn chứng cứ có tính truyền thống được pháp luật Việt Nam ghi nhận bên cạnh các loại nguồn chứng cứ khác và giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Trong suốt quá trình giải quyết vụ án, ngoài việc định tội danh, quyết định hình phạt, giải quyết vấn đề dân sự, một trong những vấn đề cũng vô cùng quan trọng đó là việc xem xét, giải quyết về việc xử lý vật chứng. Biên bản tiêu hủy vật chứng, tài sản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành trong quá trình đó và có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu số 63/PTHA: Biên bản tiêu hủy vật chứng, tài sản là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc tiêu hủy vật chứng, tài sản. Mẫu nêu rõ nội biên bản, thông tin tiêu hủy, thông tin hội đồng tiêu hủy, thông tin người chứng kiến, nội dung tiến hành,…. Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong quân đội.
2. Mẫu biên bản tiêu hủy vật chứng, tài sản:
Mẫu số 63/PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
BIÊN BẢN
Về việc tiêu hủy vật chứng, tài sản
Căn cứ Quyết định về việc thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản số ………. ngày…. tháng…… năm của Trưởng phòng Thi hành án ……
Vào hồi …………. giờ…… ngày….tháng…… năm ….. tại:
Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản gồm:
Ông (bà): ……………., chức vụ: Chủ tịch Hội đồng.
Ông (bà): ……………, chức vụ: Ủy viên.
Ông (bà): ………………, chức vụ: Ủy viên.
Với sự tham gia của:
Ông (bà)…….., chức vụ: ………………, đại diện Viện kiểm sát quân sự ………
Ông (bà): ………………., thư ký Hội đồng.
Người chứng kiến (nếu có)
Tiến hành tiêu hủy vật chứng, tài sản là: (nêu rõ tình trạng vật chứng, tài sản trước khi tiêu hủy, biện pháp tiêu hủy, diễn biến trước, trong và sau khi kết thúc việc tiêu hủy)
Biên bản lập xong hồi ………….. giờ …………… cùng ngày, đã đọc lại cho mọi người cùng nghe, không ai có ý kiến khác, nhất trí cùng ký tên./.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ, tên)
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ, tên)
ĐẠI DIỆN VKSQS….
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản tiêu hủy vật chứng, tài sản:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 63/PTHA.
+ Ghi đầy đủ thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập mẫu báo cáo.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản về việc tiêu hủy vật chứng, tài sản.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý về việc tiêu hủy vật chứng, tài sản.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Thông tin hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản.
+ Thông tin người tham gia.
+ Thông tin người chứng kiến.
+ Nội dung tiêu hủy vật chứng, tài sản.
+ Thời gian và địa điểm kết thúc việc lập biên bản.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của chủ tịch hội đồng.
+ Ký và ghi rõ họ tên của ủy viên hội đồng.
+ Ký và ghi rõ họ tên của dại diện viện kiểm sát nhân dân.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người ghi biên bản.
+ Ký và ghi rõ họ tên của ủy viên hội đồng.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người chứng kiến.
4. Một số quy định về biện pháp xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự:
Theo Điều 106
“1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Như vậy, về biện pháp xử lý vật chứng,
– Đối với nhóm vật là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành có hai biện pháp xử lý có thể được áp dụng là tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tịch thu để tiêu hủy, trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng khi căn cứ vào mục đích xử lý của từng biện pháp và giá trị của từng loại vật chứng. Biện pháp xử lý tịch thu nộp ngân sách nhà nước những vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, cấm lưu hành được áp dụng khi những vật này có giá trị làm lợi cho ngân sách Nhà nước mà nếu đem tiêu hủy những vật này thì sẽ gây ra sự lãng phí không cần thiết. Ngược lại, biện pháp xử lý tịch thu, tiêu hủy những vật chứng là công cụ, phương tiện phạm, vật cấm lưu hành sẽ được áp dụng khi những vật này không có giá trị và nếu để nó tồn tại thì có thể sẽ gây nguy hại cho xã hội. Chẳng hạn, vật chứng là ma túy các loại, văn hóa phẩm đồ trụy, tài liệu phản động…, thì sẽ bị xử lý bằng hình thức tịch thu, tiêu hủy.
– Đối với vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì được xử lý bằng biện pháp tịch thu sung quỹ Nhà nước. Tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có là những tiền bạc, tài sản người phạm tội có được do thực hiện hành vi phạm tội mà không phải là do chiếm đoạt được của người khác. Ví dụ, tiền bạc, tài sản người phạm tội có được do buôn lậu, mua bán ma túy, kinh doanh trái phép, mua bán hàng giả… Bên cạnh đó, tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có còn là tiền bạc, tài sản mà người phạm tội có được do chiếm đoạt tiền bạc, tài sản của người khác rồi sau đó dùng đầu tư vào lĩnh vực nào đó và có lợi nhuận. Ví dụ, một người chiếm đoạt tài sản là tiền rồi dùng tiền đó mua vé xổ số và trúng thưởng thì số tiền trúng thưởng xổ số đó cũng được xem là tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có và sẽ bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước.
– Đối với vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy. Đây là những vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội được thu giữ, tạm giữ trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án hoặc cũng có thể là công cụ, phương tiện phạm tội. Những vật chứng này khi xét về giá trị kinh tế thì không có hoặc giá trị sử dụng cũng không còn nên sẽ được tiêu hủy.
– Đối với vật, tiền là vật chứng của cá nhân, tổ chức thì trả lại ngay cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng tới việc xử lý vụ án và thi hành án.
– Đối với vật chứng thuộc loại mau hỏng hay khó bảo quản thì có thể bán theo quy định của pháp luật, trường hợp không bán được thì tiêu hủy, , tuy nhiên điểm mới của điểm này là quy định thẩm quyền giải quyết có thể trong tất cả các giai đoạn của việc giải quyết vụ án hình sự, trong trường hợp không bán được thì được tiêu hủy, quy định này phù hợp với đặc thù của vật chứng là hàng hóa mau hỏng không để được lâu.
– Ngoài những biện pháp xử lý vật chứng đã nêu trên, điểm a khoản 3 Điều 106
– Đối với vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai bị thu giữ trong quá trình giải quyết vụ án thì sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là một quy định này phù hợp với thực tế hiện nay trong việc xử lý các vụ án liên quan đến các loại vật chứng này. Động vật hoang dã là vật chứng đặc biệt như các loại động vật quý hiếm, nguy cấp đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước bằng các cơ quan quản lý chuyên môn, chuyên ngành như Kiểm lâm, Trung tâm bảo tồn…