Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp phải tiêu hủy thì sẽ phải ra quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Vậy mẫu biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
- 4 4. Quy định về tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
1. Mẫu biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là gì?
Tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là một trong những hình thức xử xử lý tang vật được áp dụng đối với các tang vật và phương tiện vi phạm thu được từ vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Mẫu biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành với các nội dung bao gồm các căn cứ, các văn bản pháp lý cho việc lập biên bản, thời gian và địa điểm lập biên bản, thông tin của Hội đồng xử lý tang vật vi phạm hành chính (họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị), thông tin của người chứng kiến (hạ và tên, nghề nghiệp, nơi ở), tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tiêu hủy, ý kiến của các bên.
Mục đích của mẫu biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (MBB12): khi tiến hành tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền sẽ lập ra biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nhằm mục đích ghi nhận quá trình tiêu hủy của các bên, ghi nhận quá trình này đúng pháp luật và được các bên chứng kiến.
2. Mẫu biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
MBB12
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN(1)
——-
Số: …/BB-THTVPT
BIÊN BẢN
Tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính*
Thi hành Quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ……../QĐ-THTVPT ngày …./…./……. của(2) .…
Hôm nay, hồi…. giờ …. phút, ngày …./…/…….., tại(3) ……
Chúng tôi gồm:
1. Hội đồng xử lý tang vật vi phạm hành chính, gồm(4):
a) Họ và tên: …, cấp bậc: …, chức vụ: …, đơn vị: …
b) Họ và tên: …, cấp bậc: …., chức vụ: …, đơn vị: …
c) Họ và tên: …, cấp bậc: …., chức vụ: …., đơn vị: …
d) Họ và tên: …, cấp bậc: …., chức vụ: …, đơn vị: …
2. Với sự chứng kiến của:
a) Họ và tên: … Nghề nghiệp: …
Nơi ở hiện nay: …
b) Họ và tên: …. Chức vụ: …
Cơ quan: …
Tiến hành tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo Quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số …/QĐ-THTVPT ngày …./…./….. của(2) …
1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tiêu hủy, gồm:
STT
Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Đơn vị tính
Số lượng
Đặc điểm
Ghi chú
1
2
……
2. Biện pháp tiêu hủy(5): ……
3. Ý kiến bổ sung khác (nếu có): …
Việc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính kết thúc vào hồi …. giờ …. phút, ngày …./…./……
Biên bản này gồm …. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(6) ……là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tiêu hủy 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ./.
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký tên)
(Ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên)
(Ghi rõ cấp bậc, họ và tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên)
(Ghi rõ họ và tên)
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
(Ký tên)
(Ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
Người soạn thảo Mẫu biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu biên bản chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu biên bản, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên chủ thể có thẩm quyền lập biên bản tiêu hủy;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu biên bản, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
Về nội dung mẫu biên bản: các căn cứ ra biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nội dung biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Hướng dẫn soạn thảo chi tiết:
* Mẫu này được sử dụng khi thực hiện tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành quy định tại khoản 2 Điều 65
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản.
(2) Ghi chức vụ và cơ quan của người ra quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
(3) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
(4) Ghi họ và tên, chức vụ, đơn vị của Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
(5) Ghi cụ thể biện pháp tiêu hủy được thực hiện đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như: Nghiền, đốt, chôn lấp hoặc các biện pháp khác.
(6) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm. Trường hợp không có mặt thì ghi không có mặt, lý do không có mặt./.
4. Quy định về tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
Theo Điều 81
– Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về quá trình tịch thu tang vật.
– Yêu cầu đối với biên bản như sau: Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.
– Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt nếu nhận thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này nhằm xác nhận tình trạng tang vật, tránh trường hợp không nắm bắt được tình hình tang vật. Biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
– Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ.
– Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau khi có quyết định tịch thu sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Theo đó, các tang vật, phương tiện vi phạm được tịch thu theo quy định nêu trên nếu thuộc trường hợp tiêu hủy thì sẽ được ra quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để nhằm mục đích tiêu hủy số tang vật bất hợp pháp này. Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải đáp ứng các quy định của pháp luật về hình thức cũng như nội dung biên bản, thực hiện việc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền và có sự chứng kiến của người làm chứng.
Cơ sở pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.