Khi thực hiện hoạt động tiêu hủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm thì cần phải có biên bản tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm để ghi nhận hoạt động tiêu hủy đó.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm là gì và để làm gì?
- 2 2. Mẫu biên bản tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm:
- 3 3. Hướng dẫn viết biên bản tiêu hủy sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm:
- 4 4. Quy định pháp luật về tiêu hủy thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm:
1. Biên bản tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm là gì và để làm gì?
Tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định như sau:
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm. (Khoản 21 Điều 2)
Và An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. (Khoản 1 Điều 2)
Tiêu hủy là hoạt động hủy một vật đi, để nó không còn tồn tại
Mẫu biên bản tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm là mẫu biên được lập ra và gửi lên cơ quan có thẩm quyền khi tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn. Trong biên bản ghi rõ tên hội đồng tiêu hủy, tên sản phẩm tiêu hủy, thời điểm tiêu hủy…..
Biên bản tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm mục đích ghi nhận về hoạt động tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm
2. Mẫu biên bản tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm:
Biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT- BYT của Bộ Y tế quy định về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN1
——-
Số: …/BB-…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
.….2, ngày ….. tháng ….. năm ….
BIÊN BẢN
Tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm
Căn cứ Quyết định số ……/QĐ- ngày …… tháng …… năm …. do 3…….
Chức vụ: ….. Đơn vị: …. ký về việc ……
Hôm nay, hồi…..giờ…..ngày ….. tháng ….. năm ……. tại 4………..
Hội đồng tiêu hủy gồm:5……
Với sự chứng kiến của: (Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp, chức vụ, số CMND) …..
Tiến hành tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm của: ……
Ông (Bà)/Tổ chức: …..
Ngày …… tháng …… năm sinh …….. Quốc tịch: ….
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: …..
Địa chỉ: …..
Giấy CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ……
Cấp ngày: ….. Nơi cấp: ……
gồm:
– Tên sản phẩm: …..
– Quy cách bao gói: (Khối lượng hoặc thể tích thực) …..
– Số lô: ….
– Ngày sản xuất và/hoặc hạn dùng: …..
Biện pháp tiêu hủy:6…..
Việc tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm kết thúc vào hồi… giờ … ngày … tháng … năm …….
Biên bản gồm …… trang, được lập thành…. bản có nội dung, giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người tham gia nghe, xem lại, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; lưu trong hồ sơ và đã giao cho người/đại diện tổ chức có sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm bị tiêu hủy 01 bản.
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): …….
NGƯỜI HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CÓ SẢN PHẨM THU HỒI
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
CƠ QUAN QUẢN LÝ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CƠ QUAN LIÊN QUAN (NẾU CÓ)
(Ký, đóng dấu)
(Ghi rõ chức vụ, họ tên)
3. Hướng dẫn viết biên bản tiêu hủy sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm:
1 Ghi tên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính (lưu ý: riêng đối với văn bản của UBND cấp xã thì phải ghi rõ cấp tỉnh, cấp huyện; UBND cấp huyện thì phải ghi rõ cấp tỉnh).
2 Ghi địa danh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
3 Ghi tên Quyết định
4 Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
5 Ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị của Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Phần thông tin tổ chức, cá nhân có sản phẩm bị tiêu hủy ghi rõ các thông tin họ tên, thông tin về ngày tháng năm sinh, quốc tịch, chứng minh nhân dân theo chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân. Phần địa chỉ ghi rõ thôn, xã/phường, huyện/thị trấn, tỉnh/thành phố.
6 Ghi rõ biện pháp tiêu hủy như đốt, chôn hoặc các biện pháp khác.
4. Quy định pháp luật về tiêu hủy thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm:
Tại Điều 55 của Luật An toàn thực phẩm quy định như sau:
“3. Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm:
a) Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;
b) Chuyển mục đích sử dụng;
c) Tái xuất;
d) Tiêu hủy.”
Như vậy có thể thấy tiêu hủy là một hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Tại Thông tư số 17/2016/TT- BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế quy định như sau:
Tiêu hủy: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm không phù hợp với hồ sơ công bố gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể khắc phục lỗi hoặc chuyển Mục đích sử dụng hoặc tái xuất theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều này. (Khoản 4 Điều 5). Như vậy, có thể thấy tiêu hủy là hình thức cuối cùng được áp dụng khi không thế khắc phục lỗi hoặc chuyển mục đích sử dụng, tái xuất đối với sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Sau khi thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm thì cần có hoạt động phê duyệt phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi
Tại điều 6 của Thông tư quy định như sau:
– Sau khi hoàn thành việc thu hồi sản phẩm, trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc, chủ sản phẩm phải Báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn và đề xuất phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này tới cơ quan ra quyết định thu hồi và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm. Trường hợp cơ quan đã ban hành quyết định thu hồi và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm có ý kiến khác nhau về phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi thì thực hiện theo ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phân công lĩnh vực quản lý đối với sản phẩm.
– Sau khi nhận được Báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn và đề xuất phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm gửi cho chủ sản phẩm Phiếu tiếp nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm không có văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi thì chủ sản phẩm được thực hiện xử lý sản phẩm theo kế hoạch đã gửi cho cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm.
– Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm không đồng ý với phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi do chủ sản phẩm gửi thì phải có văn bản đề nghị chủ sản phẩm sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận ghi trên Phiếu tiếp nhận. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung phải nêu rõ nội dung sửa đổi, bổ sung.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, sau khi nhận được văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, chủ sản phẩm có trách nhiệm hoàn chỉnh phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi và nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm.
Việc tiếp nhận, xử lý phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi sau khi sửa đổi, bổ sung thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Xử lý tiêu hủy sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm
Thông tư số 17/2016/TT- BYT quy định về hoạt động tiêu hủy tại khoản 5 Điều 7 như sau:
“5. Đối với trường hợp tiêu hủy:
a) Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc tiêu hủy sản phẩm, chủ sản phẩm phải gửi văn bản
b) Sau khi nhận được giấy tờ thông báo về việc tiêu hủy sản phẩm quy định tại Điểm a Khoản này, cơ quan ra quyết định thu hồi và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm gửi cho chủ sản phẩm Phiếu tiếp nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm đã có văn bản thông báo tới chủ sản phẩm phải dừng kinh doanh vĩnh viễn loại sản phẩm đó thì chủ sản phẩm phải nộp lại giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của sản phẩm cho cơ quan cấp các giấy trên trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ khi nhận được văn bản thông báo.”